Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không?
Hợp đồng dân sự là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng dân sự?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời tai Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại hợp đồng dân sự chủ yếu gồm có:
[1] Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
[2] Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
[3] Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
[4] Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
[5] Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
[6] Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không? (Hình từ Internet)
Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không?
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Theo đó, việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại sẽ được các bên tham gia giao kết thỏa thuận trong hợp đồng
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng kèm với bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm hợp đồng sẽ phải vừa bị phạt vi phạm hợp đồng vừa bồi thường thiệt hại
Tuy nhiên trường hợp này cần thỏa thuận trước trong hợp đồng, vì nếu trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về việc phạt vi phạm mà không yêu cầu bồi thường thì bên vi phạm không cần bồi thường
Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì các bên có thể sửa đổi hợp đồng đã giao kết không?
Theo Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau:
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, trong điều kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì bên có lợi ích bị ảnh hưởng có thể yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Trong trường hợp không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
- Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
- Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?