Mẫu Hợp đồng cho vay tiền mới nhất hiện nay? Cho vay có lãi phải đảm bảo lãi suất tối đa không được vượt quá bao nhiêu % trong 1 tháng?
- Mẫu hợp đồng cho vay tiền mới nhất hiện nay?
- Cho vay có trả lãi thì phải đảm bảo lãi suất tối đa không được vượt quá bao nhiêu % trong 1 tháng?
- Vay có trả lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như thế nào?
- Công thức tính lãi trên nợ gốc quá hạn đối với hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ được xác định như thế nào?
Mẫu hợp đồng cho vay tiền mới nhất hiện nay?
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản
Theo đó, hợp đồng vay tài sản nói chung, hợp đồng cho vay tiền nói riêng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Dưới đây là mẫu hợp đồng cho vay tiền mới nhất:
Xem cho tiết mẫu hợp đồng cho vay tiền tại đây.
Lưu ý: Mẫu hợp đồng chỉ mang tính chất tham khảo.
Cho vay có trả lãi thì phải đảm bảo lãi suất tối đa không được vượt quá bao nhiêu % trong 1 tháng?
Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất cho vay có lãi như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, khi cho vay có trả lãi thì lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nghĩa là lãi không quá 1,666%/tháng, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Mẫu Hợp đồng cho vay tiền mới nhất hiện nay? Cho vay có lãi phải đảm bảo lãi suất tối đa không được vượt quá bao nhiêu % trong 1 tháng? (Hình từ Internet)
Vay có trả lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có quy định vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:
- Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay chưa trả lãi trên nợ gốc tại thời điểm xác lập hợp đồng.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn 20%/năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ.
Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả | = | nợ gốc chưa trả | x | lãi suất theo thỏa thuận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ | x | thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc |
- Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả | = | nợ lãi chưa trả | x | lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ | x | thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc |
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả | = | nợ gốc quá hạn chưa trả | x | lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận | x | thời gian chậm trả nợ gốc |
Công thức tính lãi trên nợ gốc quá hạn đối với hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ được xác định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có quy định tính lãi trên nợ gốc quá hạn khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ được xác định như sau:
Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì:
Theo yêu cầu của bên cho vay, bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Công thức:
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả | = | nợ gốc quá hạn chưa trả | x | lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ | x | thời gian chậm trả nợ gốc |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm là khi nào?
- Tiết lập đông 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Tiết lập đông 2024 có ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
- Năm Ất Tỵ bao nhiêu lâu có một lần? Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày bao nhiêu?
- Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
- Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương từ 16/12/2024?