Thế nào là điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện có ảnh hưởng như thế nào đến việc xét hạng học tập của sinh viên?
Thế nào là điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện có ảnh hưởng như thế nào đến việc xét hạng học tập của sinh viên?
Bên cạnh điểm đánh giá học tập thì các trường đại học còn có một thang điểm để đánh giá sinh viên là điểm rèn luyện.
Theo các văn bản pháp luật hiện nay thì không có quy định cụ thể nào cho "điểm rèn luyện". Tuy nhiên trong hầu hết các trường đại học thì sinh viên cần tích lũy điểm rèn luyện để đáp ứng theo yêu cầu của nhà trường.
Điểm rèn luyện là thang điểm dùng để đánh giá kết quả tham gia các phòng trào, thái độ học tập, tính chuyên cần của sinh viên trong suốt quá trình học. Có thể hiểu đơn giản điểm rèn luyện gần giống như đánh giá hạnh kiểm của bậc giáo dục phổ thông.
Điểm rèn luyện của sinh viên được sử dụng để:
- Đánh giá và phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, năm học, khóa học;
- Xét điều kiện cấp học bổng, thôi học, xét khen thưởng/kỷ luật và các trường hợp khác theo yêu cầu nhà trường;
Ngoài ra, điểm rèn luyện còn được lưu vào hồ sơ sinh viên khi tốt nghiệp ra trường và đóng một vai trò tương đối quan trọng khi tuyển dụng việc làm.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thế nào là điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện có ảnh hưởng như thế nào đến việc xét hạng học tập của sinh viên? (hình từ Internet)
Khi nào thì sinh viên sẽ bị nhà trường cảnh báo học tập?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như sau:
Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
...
Theo đó, trong các trường hợp sau thì nhà trường sẽ gửi cảnh báo học tập đến cho sinh viên sau mỗi kỳ học chính:
- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ;
- Tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
- Điểm trung bình tích lũy đạt:
+ Dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất;
+ Dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai;
+ Dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba;
+ Dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành chương trình đại học là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về chương trình đào tạo và thời gian học tập như sau:
Chương trình đào tạo và thời gian học tập
...
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Theo đó, thời gian tối đa để các sinh viên hoàn thành khóa học của mình là 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá.
Ví dụ: Thời gian học tập chuẩn toàn khóa học của sinh viên A là 04 năm thì sinh viên A có tối đa là 08 năm để hoàn thành chương trình đại học.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?