Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào? 1 vạch 2 sao là cấp gì trong Công an nhân dân?

Cho tôi hỏi 1 vạch 2 sao là cấp gì trong Công an nhân dân? Câu hỏi từ anh Trường (Đồng Nai)

Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân:

Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
...

Như vậy, sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản sau:

- Bộ trưởng Bộ Công an;

- Cục trưởng, Tư lệnh;

- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Trưởng phòng;

- Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

- Trung đoàn trưởng;

- Đội trưởng;

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn;

- Tiểu đoàn trưởng;

- Đại đội trưởng;

- Trung đội trưởng;

- Tiểu đội trưởng.

Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào? 1 vạch 2 sao là cấp gì trong Công an nhân dân?

Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào? 1 vạch 2 sao là cấp gì trong Công an nhân dân? (Hình từ Internet)

1 vạch 2 sao là cấp gì trong Công an nhân dân?

Căn cứ điểm a điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 160/2007/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP quy định cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên Công an nhân dân:

Cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên Công an nhân dân
1. Cấp hiệu của sĩ quan
a) Nền cấp hiệu bằng vải, màu đỏ.
- Cấp tướng: hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền màu vàng, giữa nền cấp hiệu có dệt hoa văn nổi hình cành tùng chạy dọc theo nền cấp hiệu.
- Cấp tá, cấp uý: hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh, giữa nền cấp hiệu có vạch rộng 6 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu; cấp tá hai vạch, cấp uý một vạch; vạch của sĩ quan nghiệp vụ màu vàng, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật màu xanh thẫm.
...
c) Sao 5 cánh: cấp tướng màu vàng, có vân nổi, đường kính 23 mm; cấp tá màu vàng, có vân nổi, đường kính 21,5 mm; cấp uý màu vàng đường kính 21,5 mm. Số lượng và cách bố trí như sau:
- Thiếu uý, Thiếu tá, Thiếu tướng: 1 sao.
- Trung uý, Trung tá, Trung tướng: 2 sao.
- Thượng uý, Thượng tá, Thượng tướng: 3 sao.
- Đại uý, Đại tá, Đại tướng: 4 sao.
- Sao xếp từ cuối cấp hiệu: cấp tướng xếp dọc; Thiếu uý, Thiếu tá một sao xếp giữa; Trung uý, Trung tá hai sao xếp ngang; Thượng uý, Thượng tá hai sao xếp ngang, một sao xếp dọc; Đại uý, Đại tá hai sao xếp ngang, hai sao xếp dọc.
...

Theo quy định trên, trong Công an nhân dân, 1 vạch 2 sao là cấp hiệu của Trung úy.

Điều kiện và thời hạn thăng cấp bậc hàm Thiếu úy lên Trung úy trong Công an nhân dân là bao lâu?

Căn cứ khoản 2 điểm a khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân:

Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
...
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
...

Như vậy, thời hạn xét thăng cấp bậc hàm Thiếu úy lên Trung úy là 02 năm và phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;

- Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

- Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm là 02 năm;

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào