Có các phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm nào? Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm theo quy định hiện nay như thế nào?

Cho tôi hỏi việc điều tra ngộ độc thực phẩm có các phương pháp nào và trình tự điều tra ngộ độc thực hiện như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Có các phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm nào?

Căn cứ theo Điều 7 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định về phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm như sau:

Phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm
Điều tra theo bộ phiếu điều tra NĐTP, cần phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người điều tra theo các nội dung phiếu điều tra:
Điều tra cá thể nghi ngộ độc, điều tra những người đã ăn bữa ăn gây ngộ độc, điều tra cơ sở gây ngộ độc, điều tra qua thầy thuốc, người khai báo, điều tra dịch bệnh địa phương, lấy mẫu xét nghiệm...
Người điều tra cần trung thực khách quan, không chỉ định trước nguyên nhân và phải thực hiện các quy định sau:
1. Điều tra người mắc, người ăn, người liên quan đến vụ ngộ độc:
...
a) Điều tra tình hình phát bệnh:
...
b)Điều tra tình hình ăn:
...
2. Các điều tra khác:
...
3. Điều tra các cơ sở
Việc điều tra các cơ sở kinh doanh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm (gồm cả gia đình, các cơ sở được khai báo), cần dùng phiếu điều tra các cơ sở và phiếu điều tra về chế biến, bảo quản thực phẩm. Khi tiến hành điều tra phải thực hiện các quy định sau:
a) Khi vào một cơ sở thuộc đối tượng điều tra cần căn cứ vào nội dung khai báo của người mắc (người khiếu nại), xác nhận có đúng cơ sở đó là đối tượng hay không (xác nhận địa chỉ, số nhà, số điện thoại của cơ sở xem có đúng trong phiếu khai báo không) rồi mới vào điều tra.
b) Điều tra liên quan đến cung cấp thực phẩm:
...
c) Điều tra các công đoạn sản xuất chế biến thực phẩm:
...
d) Điều tra điều kiện vệ sinh của các cơ sở:
...
đ) Điều tra nhân viên nhà bếp:
...
e) Các điều tra khác:
...
4. Điều tra hệ thống và giải pháp lưu thông thực phẩm
...
5. Điều tra qua phỏng vấn thầy thuốc
...
6. Trường hợp người mắc ngộ độc thực phẩm bị tử vong cần điều tra thầy thuốc và những người có liên quan về các nội dung sau:
...
7.Lấy mẫu kiểm tra
...
a) Lấy mẫu từ người mắc, người ăn và người liên quan:
...
b) Lấy mẫu kiểm tra từ các cơ sở và các kênh lưu thông thực phẩm:
...
c) Khi lấy mẫu kiểm tra phải điều tra những nội dung sau:
...
d) Chú ý về bảo quản và vận chuyển mẫu:
...

Theo đó, các phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm là:

- Điều tra người mắc, người ăn, người liên quan đến vụ ngộ độc;

- Các điều tra khác;

- Điều tra các cơ sở;

- Điều tra hệ thống và giải pháp lưu thông thực phẩm;

- Điều tra qua phỏng vấn thầy thuốc;

- Trường hợp người mắc ngộ độc thực phẩm bị tử vong cần điều tra thầy thuốc và những người có liên quan;

- Lấy mẫu kiểm tra.

Có các phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm nào? Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm theo quy định hiện nay như thế nào?

Có các phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm nào? Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm theo quy định hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 8 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định về các bước điều tra ngộ độc thực phẩm như sau:

Bước 1. Điều tra cá thể bị ngộ độc thực phẩm.

Bước 2. Điều tra những người đã ăn bữa ăn X và bữa ăn Y không bị ngộ độc thực phẩm.

Bước 3. Điều tra thức ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn.

Bước 4. Điều tra những thức ăn, số người ăn và không ăn bị ngộ độc thực phẩm và không bị ngộ độc thực phẩm ở bữa ăn X và bữa ăn Y.

Bước 5. Điều tra bữa ăn nguyên nhân.

Bước 6. Điều tra thức ăn nguyên nhân.

Bước 7. Điều tra nguồn gốc, tình hình chế biến thực phẩm.

Bước 8. Điều tra tiền sử bệnh tật những người chế biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống.

Bước 9. Điều tra các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm.

Bước 10. Điều tra cơ sở.

Bước 11. Điều tra điều kiện môi trường và dịch bệnh ở địa phương.

Thực phẩm gây ngộ độc sẽ bị tiêu hủy như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 5327/2003/QĐ-BYT quy định về thu hồi và tiêu hủy thực phẩm gây ngộ độc như sau:

Thu hồi và tiêu huỷ thực phẩm gây ngộ độc
1. Thực phẩm bị thu hồi phải được niêm phong, giữ ở những nơi riêng biệt và chỉ được phép chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở có thực phẩm ngộ độc phải chịu mọi chi phí cho việc tiêu hủy hoặc xử lý, chuyển mục đích sử dụng thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thực phẩm gây ngộ độc sẽ được thu hồi và niêm phong , giữ ở những nơi riêng biệt và chỉ được tiêu hủy khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trân trọng!

Ngộ độc thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngộ độc thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Có các phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm nào? Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm theo quy định hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngộ độc thực phẩm là gì? Các nguyên tắc chung khi điều tra ngộ độc thực phẩm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bị xử phạt hành chính thế nào nếu bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngộ độc thực phẩm
Chu Tường Vy
578 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngộ độc thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào