Các lưu ý dành cho tân sinh viên để không bị đa cấp lừa?
Các lưu ý dành cho tân sinh viên để không bị đa cấp lừa?
Thứ nhất phải hiểu rõ rằng bán hàng theo phương thức đa cấp hay kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật công nhận. Chỉ những hành vi kinh doanh đa cấp trái quy định của pháp luật mới là những hành vi sai trái và bị xử lý nghiêm minh.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp bao gồm các hành vi sau đây:
Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
g) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
i) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
k) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;
l) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
m) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
n) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
....
Theo đó, những hành vi kể trên là những hành vi pháp luật nghiêm cấm các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện. Cho nên, để tránh bị đa cấp lừa khi tân sinh viên thấy doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện các việc này thì doanh nghiệp đang vi phạm pháp luật các tân sinh viên cần cẩn thận khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp bán hàng đa cấp này.
Những hành vi gian dối thường được thực hiện trong lĩnh vực bán hàng đa cấp bởi các doanh nghiệp bán hàng đa cấp không uy tín mà các tân sinh viên cần lưu ý bao gồm:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
Các lưu ý dành cho tân sinh viên để không bị đa cấp lừa? (Hình từ Internet)
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp cần phải có những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và cư trú tại Việt Nam.
Như vậy, các tân sinh viên có thể tham gia bán hàng đa cấp bởi điều kiện bán hàng đa cấp tương đối đơn giản. Khi ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, các tân sinh viên cần chú ý những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng bán hàng đa cấp quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 40/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
- Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ);
- Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
- Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;
- Quy định về việc mua lại hàng hóa;
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Người tham gia bán hàng đa cấp muốn chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp cần báo trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như sau:
Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng ít nhất là 10 ngày làm việc.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm các quy định tại Điều 41 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Như vậy, nếu tân sinh viên tham gia bán hàng đa cấp nếu muốn chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp thì cần thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng ít nhất là 10 ngày làm việc.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?