Bộ Y Tế ban hành công văn yêu cầu rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế?

Cho tôi hỏi Bộ Y Tế chỉ đạo thực hiện các nội dung nào nhằm rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế? Câu hỏi từ chị Thư (TP. Hồ Chí Minh)

Bộ Y Tế ban hành công văn yêu cầu rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế?

Ngày 29/08/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT năm 2023 xử lý thông tin báo chí, rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế.

Trong Công văn 1135/KCB-QLCL&CĐT năm 2023, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung sau nhằm chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế:

- Rà soát, chấn chỉnh, giám sát việc triển khai thực hiện các quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế;

- Tăng cường tập huấn các kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế.

- Xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm.

- Quán triệt phương châm “Lấy người bệnh là trung tâm”, đẩy mạnh triển khai hoạt động bảo đảm an toàn người bệnh với mục tiêu “Y tế trước tiên là không gây hại cho người bệnh”, hưởng ứng chủ đề Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2023 “Lắng nghe tiếng nói, tâm tư người bệnh".

Bộ Y Tế ban hành công văn yêu cầu rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế?

Bộ Y Tế ban hành công văn yêu cầu rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được quy định như thế nào?

Căn cứ Quy định về y đức ban hành kèm theo Quyết định 2088/BYT-QĐ năm 1996 quy định về y đức của người làm công tác y tế như sau:

- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý.

- Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.

- Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

- Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.

- Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân.

- Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.

- Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội.

- Không được phân biệt đối xử người bệnh.

- Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh.

- Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh.

- Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.

- Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh.

- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.

- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng xử như thế nào đối với người bệnh?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
a) Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định;
c) Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết;
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh;
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.
...

Như vậy, ứng xử của công chức, viên chức y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

(1) Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định 2088/QĐ-BYT năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

(2) Đối với người đến khám bệnh

- Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;

- Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định;

- Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh;

- Thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết;

- Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh;

- Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;

- Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định.

(3) Đối với người bệnh điều trị nội trú

- Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của bệnh viện và của khoa;

- Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu cầu cần thiết của người bệnh;

- Giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;

- Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;

- Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;

- Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định.

- Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.

(4) Đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến

- Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện.

- Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;

- Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán;

- Giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;

- Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định;

- Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.

Trân trọng!

Nhân viên y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhân viên y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2024, nhân viên y tế thôn, bản phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp thường trực của nhân viên y tế khi trực ngày 30/4-1/5 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên y tế thôn bản được tuyển từ 1/1/2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Y Tế ban hành công văn yêu cầu rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể làm nhân viên y tế thôn khi sinh sống ở xã khác được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhân viên y tế
Phan Vũ Hiền Mai
604 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhân viên y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào