Trường hợp có nhiều hiệu lệnh báo hiệu giao thông khác nhau thì chấp hành như thế nào?
Trường hợp có nhiều hiệu lệnh báo hiệu giao thông khác nhau thì chấp hành như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT, trường hợp có nhiều hiệu lệnh báo hiệu giao thông khác nhau thì chấp hành các loại hiệu lệnh theo thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
(2) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
(3) Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
(4) Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.
Trường hợp có nhiều hiệu lệnh báo hiệu giao thông khác nhau thì chấp hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiệu lệnh báo hiệu giao thông của người điều khiển giao thông được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 QCVN 41:2019/BGTVT, hiệu lệnh báo hiệu giao thông của người điều khiển giao thông thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông hoặc dùng thêm còi để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, cụ thể như sau:
Hiệu lệnh | Ý nghĩa |
Tay giơ thẳng đứng | Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại |
Hai tay hoặc một tay dang ngang | Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. |
Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy | Báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn. |
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống | Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại |
Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất | Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại |
Tay phải giơ về phía trước | Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng Người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi |
Tay phải giơ về phía trước đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải | Báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển. |
Một tiếng còi dài, mạnh | Ra lệnh dừng lại |
Một tiếng còi ngắn | Cho phép đi |
Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn | Cho phép rẽ trái |
Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh | Ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại |
Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh | Báo hiệu đi nhanh lên |
Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh | Báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm. |
Cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới. | Hiệu lệnh dừng xe |
Người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào | Xe ở hướng đó phải dừng lại. |
Khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông | Được phép đi tiếp Người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều. |
Có bao nhiêu phương pháp điều khiển giao thông?
Theo quy định tại Điều 6 QCVN 41:2019/BGTVT, có 02 phương pháp điều khiển giao thông bao gồm:
(1) Điều khiển bằng phương tiện điều khiển giao thông:
- Bằng tay.
- Bằng cờ.
- Bằng gậy điều khiển giao thông có màu đen trắng xen kẽ (có đèn hoặc không có đèn ở bên trong).
- Bằng đèn tín hiệu ánh sáng.
(2) Điều khiển bằng phương pháp chỉ huy giao thông:
- Người điều khiển.
- Bằng hệ thống tín hiệu ánh sáng tự động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Khi hành nghề Luật sư cần lưu ý gì về bí mật thông tin của khách hàng?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Ngân hàng áp dụng tối thiểu 5 biện pháp bảo mật dữ liệu khách hàng từ 01/01/2025?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?