Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt chuẩn pháp lý thông dụng năm 2023?

Cho tôi hỏi về mẫu hợp đồng mua bán điện hiện nay quy định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt chuẩn pháp lý thông dụng năm 2023?

Sau đây là mẫu hợp đồng mua bán điện thông dụng năm 2023 có thể tham khảo:

Tải về chi tiết mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt chuẩn pháp lý tại đây tải về

Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt chuẩn pháp lý thông dụng năm 2023?

Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt chuẩn pháp lý thông dụng năm 2023? (Hình từ Internet)

Điều kiện để ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt là gì?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1, 2 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt như sau:

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện;
b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
2. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.

Theo đó, điều kiện để ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt là:

- Đối với bên mua điện:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự;

+ Có đề nghị mua điện;

+ Có thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện;

- Đối với bên cung cấp điện: có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày 02 bên đáp ứng đủ các điều kiện về mua bán điện sinh hoạt thì sẽ tiến hành ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt.

Khi nào thì bên cung cấp điện có thể ngừng cung cấp điện cho bên mua điện?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Điện lực 2004 quy định về ngừng, giảm cung cấp điện như sau:

Ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp bên mua điện không thực hiện đúng các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 của Luật này thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện.

Theo đó, bên cung cấp điện sẽ ngừng cung cấp điện cho bên mua điện khi:

- Trong trường hợp khẩn cấp, trừ trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần;

- Do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện;

- Bên mua điện không thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;

- Bên mua điện vi phạm về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;

- Khách hàng sử dụng điện lớn không thực hiện chế độ sử dụng điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, an toàn điện và nội dung khác đã được thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, truyền tải điện;

- Khách hàng sử dụng điện lớn không bảo đảm trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện để đấu nối vào lưới điện truyền tải quốc gia.

Trân trọng!

Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt chuẩn pháp lý thông dụng năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến: Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt có thể sẽ được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Chu Tường Vy
463 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào