Lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?

Lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Phúc - Phú Yên

Lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?

Tại Điều 33 Nghị định 37/2023/NĐ-CP có quy định lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như sau:

- Cán bộ, công chức thuộc biên chế Hội nông dân Việt Nam các cấp được phân công kiêm nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân (trừ thành viên Ban kiểm soát) được chi trả lương theo quy định của Luật cán bộ, công chức và được phụ cấp hàng tháng không quá 01 lần mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của các cán bộ, công chức này;

- Cán bộ tuyển dụng dưới hình thức hợp đồng lao động được chi trả tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động ký giữa Quỹ Hỗ trợ nông dân và người lao động, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật;

- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước được phân công tham gia quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân (không bao gồm cán bộ, công chức được nêu trên) và thành viên Ban kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân được chi trả phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức;

- Sau khi chế độ tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo được ban hành, Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện theo quy định của pháp luật.

Lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?

Lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quỹ Hỗ trợ nông dân có những khoản thu nhập nào?

Tại Điều 34 Nghị định 37/2023/NĐ-CP có quy định thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:

Thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Các khoản thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân, gồm:
a) Thu từ lãi cho vay theo quy định tại Nghị định này;
b) Thu phí nhận ủy thác;
c) Thu lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng thương mại;
d) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các khoản thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, Quỹ Hỗ trợ nông dân có những khoản thu nhập từ:

- Thu từ lãi cho vay theo quy định tại Nghị định này;

- Thu phí nhận ủy thác;

- Thu lãi tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng thương mại;

- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm những chi phí nào?

Tại Điều 35 Nghị định 37/2023/NĐ-CP có quy định chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ cần thiết cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, bao gồm:

- Chi phí hoạt động nghiệp vụ: Chi hoạt động cho vay, chi trích lập dự phòng rủi ro và khoản dự phòng khác (nếu có), chi hoạt động xử lý nợ, chi bảo hiểm và các khoản chi hoạt động nghiệp vụ khác;

- Chi hoạt động bộ máy: Chi cho cán bộ, người lao động; chi hoạt động quản lý; chi đầu tư, mua sắm tài sản và các khoản chi hoạt động bộ máy khác;

- Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi phí khác.

Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vốn với các biện pháp nào?

Tại Điều 32 Nghị định 37/2023/NĐ-CP có quy định Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vốn với các biện pháp sau:

- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối chênh lệch thu chi, chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Thực hiện các quy định về giới hạn cho vay theo quy định.

- Trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay theo quy định.

- Mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

- Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 37/2023/NĐ-CP.

- Các biện pháp khác về bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
01 năm có bao nhiêu tuần bao nhiêu ngày? Được xin nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều vi phạm nhưng đang nghỉ ốm đau thì được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết giờ làm việc mùa đông 2024 tại một số tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ 03 tuổi dưới 07 tuổi bị ốm, người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, con dưới 03 tuổi bị ốm, NLĐ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ lao động là gì? Quan hệ lao động được xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức viên chức người lao động năm học 2024 - 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Lương Thị Tâm Như
453 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào