Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Trường chính trị cấp rồi thì khi thi công chức có thi kiến thức chung nữa không?
- Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Trường chính trị cấp rồi thì khi thi công chức có thi kiến thức chung nữa không?
- Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức có được bảo lưu kết quả cho kỳ thi tuyển sau không?
- Thi tuyển công chức vòng thi môn nghiệp vụ chuyên ngành được quy định như thế nào?
Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Trường chính trị cấp rồi thì khi thi công chức có thi kiến thức chung nữa không?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định hình thức, nội dung và thời gian thi như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
...
Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP có quy định về việc bãi bỏ vòng thi kiến thức chung như sau:
Hiệu lực thi hành
...
2. Bãi bỏ quy định tại khoản 1 Điều 8 ... Nghị định số 138/2020/NĐ-CP kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
Như vậy, thi tuyển công chức sẽ không còn tổ chức vòng thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung kể từ ngày 01/8/2024.
Do đó, trường hợp có chứng chỉ hay không có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Trường chính trị cấp thì cũng sẽ không phải thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung.
Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Trường chính trị cấp rồi thì khi thi công chức có thi kiến thức chung nữa không? (Hình từ Internet)
Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức có được bảo lưu kết quả cho kỳ thi tuyển sau không?
Tại Điều 9 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên. Trường hợp thi kết hợp phỏng vấn và viết thì người dự thi phải dự thi đủ phỏng vấn và viết;
b) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
Như vậy, người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả cho kỳ thi tuyển đợt sau.
Thi tuyển công chức vòng thi môn nghiệp vụ chuyên ngành được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định thi tuyển công chức vòng thi môn nghiệp vụ chuyên ngành như sau:
- Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi:
+ Phỏng vấn;
+ Viết;
+ Kết hợp phỏng vấn và viết.
- Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
- Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề).
Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
- Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
- Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?