Điều kiện bổ sung về mục đích vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì?
- Điều kiện bổ sung về mục đích vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì?
- Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng gồm những gì?
- Đồng tiền vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh là loại gì?
Điều kiện bổ sung về mục đích vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về mục đích vay nước ngoài như sau:
Mục đích vay nước ngoài
1. Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
a) Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;
b) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay;
2. Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
a) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, điều kiện bổ sung về mục đích vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những điều sau:
- Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
+ Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;
+ Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay;
- Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
+ Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay để thực hiện mục đích bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay.
+ Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài theo quy định trong trường hợp vay để thực hiện mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
Điều kiện bổ sung về mục đích vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về phương án sử dụng vốn vay nước ngoài như sau:
Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài
....
2. Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Tên bên đi vay, loại hình tổ chức tín dụng, vốn tự có, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn tính đến thời điểm lập phương án;
b) Mục tiêu kinh doanh, nhu cầu huy động vốn tổng thể, vốn nước ngoài của bên đi vay;
c) Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;
d) Mục đích vay nước ngoài: thông tin về (các) nhóm khách hàng dự kiến được cấp tín dụng từ nguồn vốn vay nước ngoài, lãi suất cho vay dự kiến, thời hạn cho vay dự kiến;
đ) Quy mô vay vốn nước ngoài: giá trị khoản vay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tình hình tăng trưởng tín dụng đến thời điểm lập phương án, so sánh quy mô vốn vay nước ngoài với quy mô tăng trưởng tín dụng còn lại tính đến cuối năm hoặc với quy mô tăng trưởng tín dụng của năm liền trước trong trường hợp chưa có thông tin về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm hiện tại;
e) Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài;
g) Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài; cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
h) Các nội dung khác (nếu có).
...
Như vậy, Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm có:
- Tên bên đi vay, loại hình tổ chức tín dụng, vốn tự có, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn tính đến thời điểm lập phương án;
- Mục tiêu kinh doanh, nhu cầu huy động vốn tổng thể, vốn nước ngoài của bên đi vay;
- Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;
- Mục đích vay nước ngoài
- Quy mô vay vốn nước ngoài
- Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài;
- Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài; cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
- Các nội dung khác (nếu có).
Đồng tiền vay nước ngoài không được Nhà nước bảo lãnh là loại gì?
Căn cứ quy định Điều 10 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về đồng tiền vay nước ngoài như sau:
Đồng tiền vay nước ngoài
1. Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ.
2. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
b) Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;
c) Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Như vậy, đồng tiền vây nước ngoài gồm ngoại tệ và cả đồng Việt Nam.
Lưu ý: Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
- Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;
- Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?