Nợ tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Nợ tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Phương thức đào tạo theo tín chỉ tại đại học là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của trường (khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)
Theo đó, có thể hiểu nợ tín chỉ là việc sinh viên chưa hoàn thành một số tín chỉ nhất định vì nhiều nguyên nhân khác nhau: không thể qua môn, không đăng ký đủ số lượng tín chỉ theo học trong học kỳ.
Theo quy định hiện nay, không có quy định về số lượng tín chỉ trong 1 năm đại học, tùy theo quy định của các trường đại học. Trên thực tế, các trường sẽ quy định số lượng tín chỉ trong 01 học kỳ mà sinh viên có thể đăng ký căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của các ngành đào tạo. Mỗi học kỳ, trung bình sinh viên đăng ký khoản 30 tín chỉ.
Nợ tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ? (Hình từ Internet)
Nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xử lý kết quả học tập tín chỉ như sau:
Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
.......
Ngoài ra, theo Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về xử lý kết quả học tập theo niên chế cụ thể như:
Xử lý kết quả học tập theo niên chế
1. Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
.......
Căn cứ theo quy định hiện nay, trường hợp sinh viên nợ tín chỉ với một số lượng nhất định thì sẽ bị xử lý như sau:
(1) Đối với xử lý kết quả học tập theo tín chỉ, sinh viên được cảnh báo học tập nếu như:
- Trường hợp số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa đến cuối mỗi học kỳ chính vượt 24 tín chỉ hoặc số tín chỉ không đạt (nợ môn) trong kỳ vượt quá 50% khối lượng tín chỉ đã đăng ký.
- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên năm nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên năm 2, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm 3 dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
Trường hợp sinh viên bị cảnh báo nhiều lần hoặc mức cảnh bảo vượt quá quy định của nhà trường thì sinh viên sẽ bị buộc thôi học.
(2) Đối với xử lý kết quả học tập theo niên chế, sinh viên không đạt tiến độ học tập bình thường và không được học tiếp lên năm học sau nếu:
- Số tín chỉ mà sinh viên nợ đọng từ đầu khóa vượt quá 16 tín chỉ
- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm 2 và từ 1,4 đối với năm 3 trở đi.
Ngoài ra, sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định
Học theo tín chỉ tại đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về phương thức tổ chức đào tạo như sau:
Phương thức tổ chức đào tạo
.....
2. Đào tạo theo tín chỉ:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
b) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
c) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
a) Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
b) Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
c) Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Ngoài ra, theo Điều 7 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về tổ chức đăng ký học tập
Tổ chức đăng ký học tập:
1. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.
........
Theo đó, học theo tín chỉ tại đại học được quy định như sau:
(1) Việc học theo tín chỉ tại đại học là phương thức đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học. Trong đó, nhà trường tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo.
(2) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy.
(3) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
Ngoài ra, trước khi bắt đầu học kỳ mới, nhà trường sẽ hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần dự định sẽ học trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo bao gồm:
- Học phần mới.
- Học phần chưa đạt (đăng ký để học lại).
- Học phần đã đạt nhưng muốn học cải thiện điểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?