Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đối với tổ chức đảng, đảng viên của cấp ủy tỉnh thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi quy trình kiểm tra khi phát hiệu ra dấu hiệu vi phạm của đảng viên, tổ chức đảng như thế nào? Mong được giải đáp!

Việc thành lập đoàn kiểm tra vi phạm của đảng viên, tổ chức đảng cảu cấp ủy tỉnh thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm ban hành kèm theo Quyết định 89-QĐ/TW năm 2022 hướng dẫn về thành lập đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra như sau:

BƯỚC CHUẨN BỊ
1. Thành lập đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra:
- Uỷ ban kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ cấp trên giao để tham mưu thành lập đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng kiểm tra); kế hoạch kiểm tra.
- Thường trực cấp uỷ ký, ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra là cấp uỷ viên do ban thường vụ phân công, nơi không có ban thường vụ thì do cấp uỷ phân công (đối với cấp cơ sở và tương đương: Trưởng đoàn có thể là lãnh đạo các đơn vị hoặc đảng viên được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cấp uỷ). Căn cứ tính chất, nội dung, quy mô kiểm tra để xác định số lượng thành viên cho phù hợp.
Kế hoạch kiểm tra xác định rõ về nội dung, mốc thời gian kiểm tra; thời gian làm việc, phương pháp tiến hành,... Trong đó: Thời gian kiểm tra đối với cấp tỉnh và tương đương không quá 90 ngày; cấp huyện và tương đương không quá 60 ngày; cấp cơ sở không quá 45 ngày. Trường hợp cần thiết, chủ thể kiểm tra có thể quyết định gia hạn thời gian kiểm tra nhưng không quá 1/3 thời gian kiểm tra đối với từng cấp theo quy định.
Đoàn kiểm tra được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ.
...

Theo đó, việc thành lập đoàn kiểm tra vi phạm của đảng viên, tổ chức đảng được tiến hành như sau:

Bước 1: Uỷ ban kiểm tra hoặc cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ tham mưu thành lập đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát, nắm tình hình hoặc nhiệm vụ cấp trên giao.

Bước 2: Ban thường vụ hoặc cấp uỷ phân công trưởng đoàn kiểm tra (là cấp uỷ viên);

Đoàn kiểm tra được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ.

Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đối với tổ chức đảng, đảng viên của cấp ủy tỉnh thực hiện như thế nào?

Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đối với tổ chức đảng, đảng viên của cấp ủy tỉnh thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đối với tổ chức đảng, đảng viên của cấp ủy tỉnh thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2, Mục 3 Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm ban hành kèm theo Quyết định 89-QĐ/TW năm 2022 hướng dẫn về các bước tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên và tổ chức đảng viên như sau:

Bước 1: Đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên. Yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

Bước 2: Đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ (qua đoàn kiểm tra).

Bước 3: Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh các tài liệu, hồ sơ do đối tượng kiểm tra gửi;

Bước 4: Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.

Trường hợp vi phạm đã rõ, đến mức phải kỷ luật và đối tượng kiểm tra tự giác kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi vi phạm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo ban thường vụ cấp uỷ quyết định cho kết hợp thực hiện ngay quy trình thi hành kỷ luật cùng với quy trình kiểm tra (thực hiện quy trình kép).

Bước 5: Tổ chức hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra;

Bước 6: Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; trao đổi với đối tượng kiểm tra và đại diện các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan làm rõ thêm về nội dung thẩm tra, xác minh để có đủ căn cứ kết luận có vi phạm hay không hoặc xin ý kiến uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cùng cấp (nếu cần).

Bước 7: Quyết định thời gian tổ chức hội nghị cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ, thành phần tham dự; gửi báo cáo kết quả kiểm tra đến các đồng chí uỷ viên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên theo quy chế làm việc.

Bước 8: Tổ chức hội nghị ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận về việc thi hành kỷ luật đối với đối tượng kiểm tra;

Bước 9: Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; phối hợp với văn phòng cấp uỷ dự thảo thông báo kết luận, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu có), trình thường trực cấp uỷ ký, ban hành

Bước 10: Đại diện ban thường vụ cấp uỷ thông báo kết luận kiểm tra và quyết định kỷ luật (nếu có) đến đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan; triển khai thực hiện quy trình thi hành kỷ luật (nếu có).

Bước 11: Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ (nếu có); hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho văn phòng cấp uỷ lưu trữ theo quy định.

Bước 12: Giao uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cùng cấp và đồng chí cấp uỷ viên theo dõi địa bàn, lĩnh vực đôn đốc, giám sát đối tượng kiểm tra thực hiện quyết định kết luận kiểm tra.

04 nhiệm vụ của đảng viên theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về nhiệm vụ của đảng viên như sau:

- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Trân trọng!

Hành vi vi phạm kỷ luật Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hành vi vi phạm kỷ luật Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đối với tổ chức đảng, đảng viên của cấp ủy tỉnh thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng bị xử lý khiển trách trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành vi vi phạm kỷ luật Đảng
Chu Tường Vy
2,735 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hành vi vi phạm kỷ luật Đảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào