Tổng hợp mức hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai năm 2024 là bao nhiêu?
- Tổng hợp mức hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai năm 2024 là bao nhiêu?
- Khi hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai cần tuân theo những nguyên tắc nào?
- Các nguồn lực dùng trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai là từ đâu?
Tổng hợp mức hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai như sau:
Hỗ trợ đối với cây trồng:
- Diện tích lúa thuần:
+Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
- Diện tích lúa lai:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Diện tích mạ lúa lai:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Diện tích ngô và rau màu các loại:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp:
- Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
- Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.
Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:
- Diện tích nuôi tôm quảng canh:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 6.100.000 - 8.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi nhuyễn thể:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 40.500.000 - 60.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá tra thâm canh:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
- Lồng, bè nuôi nước ngọt:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/100 m3 lồng;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/100 m3 lồng;
- Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;
- Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 35.500.000 - 50.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 15.000.000 - 35.000.000 đồng/ha;
- Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 15.500.000 - 20.000.000 đồng/100 m3 lồng;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/100 m3 lồng;
- Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác:
+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha;
+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha.
Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:
- Thiệt hại do thiên tai:
Gia cầm đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;
Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
Hỗ trợ đối với sản xuất muối:
Diện tích sản xuất muối:
- Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.
Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa được nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ phù hợp.
Tổng hợp mức hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hỗ trợ như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ
1. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
4. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Theo đó, một số nguyên tắc cần lưu ý khi hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai là:
- Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí không phải là đền bù thiệt hại;
- Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện thực tế.
- Hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng;
- Nếu thuộc trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Các nguồn lực dùng trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai là từ đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương như sau:
- Dự phòng ngân sách trung ương;
- Dự phòng ngân sách địa phương;
- Quỹ phòng, chống thiên tai;
- Nguồn dự trữ quốc gia;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?