Room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi Room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào? (Câu hỏi của chị Loan - TP.HCM)

Room tín dụng là gì?

Room tín dụng là hạn mức cho vay mà ngân hàng có thể cung cấp. Hạn mức cho vay do Ngân hàng Nhà nước quy định và áp dụng cho tất cả các ngân hàng.

Mỗi ngân hàng sẽ được phân bổ room tín dụng khác nhau phụ thuộc vào định hướng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Việc phân bổ hạn mức cho vay được Ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu năm.

Việc quy định room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm hạn chế tình trạng lạm phát, các ngân hàng chỉ được thực hiện hoạt động cho vay trong hạn mức tín dụng được quy định.

Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào?

Ngân hàng hết room tín dụng được hiểu là tình trạng ngân hàng đã vượt quá giới hạn tín dụng được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước và không còn khả năng cho vay thêm. Nguyên nhân hết room tín dụng có thể đến từ việc ngân hàng cho vay vào các ngành có rủi ro, biến động cao trong thị trường kinh tế như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,...

Mặt khác, việc ngân hàng hết room tín dụng được xem là một rủi ro, ảnh hưởng đến việc phát triển của ngân hàng. Nếu như đã hết room tín dụng, ngân hàng có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng.

Trước khi ra quyết định nới room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành rà soát, thanh tra, kiểm định trước khi ra quyết định nới room tín dụng.

Room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào?

Room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room tín dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Ngân hàng có thể cho vay với lãi suất tối đa bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau:

Lãi suất cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.

Ngoài ra căn cứ theo Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023 có quy định như sau:

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm.
2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.

Như vậy, thông qua quy định trên, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Tuy nhiên, trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa, thì các bên được thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất tối đa đã quy định.

Cụ thể, đối với khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam, mức lãi suất tối đa mà Ngân hàng Nhà nước quy định áp dụng với ngân hàng là 4,0%/năm.

Trân trọng!

Ngân hàng thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng số Vikki là ngân hàng gì? Ngân hàng hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình công ty của Ngân hàng thương mại nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Đề án thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại ở nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi tên chi nhánh, phòng giao dịch trong nước của ngân hàng thương mại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết Lịch làm việc ngân hàng BIDV 2024 từ thứ 2 đến thứ 7?
Hỏi đáp Pháp luật
BIDV là ngân hàng gì? Ngân hàng BIDV cho vay vốn dưới hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
VCB là ngân hàng gì? Ngân hàng Vietcombank có vốn điều lệ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ làm việc của ngân hàng Sacombank từ mấy giờ, có làm thứ 7 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ ngân hàng là gì? Con 14 tuổi có đủ điều kiện làm được thẻ ngân hàng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng thương mại
Dương Thanh Trúc
6,424 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào