Giá xăng dầu hôm nay (11/8/2023): Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu biến động mạnh?
Giá xăng dầu hôm nay (11/8/2023): Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu biến động mạnh?
Căn cứ Công văn 5345/BCT-TTTN năm 2023 của Bộ Công thương, giá xăng dầu từ 15h ngày 11/8/2023 được điều chỉnh như sau:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 22.822 đồng/lít, tăng 31 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 23.993 đồng/lít, tăng 30 đồng/lít;
- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 22.425 đồng/lít, tăng 1.813 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 21.889 đồng/lít, tăng 1.619 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.668 đồng/kg, tăng 1.137 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay (11/8/2023): Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu biến động mạnh? (Hình từ Internet)
Giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 01/8/2023 đến trước 15h ngày 11/8/2023 là bao nhiêu?
Tại Công văn 5041/BCT-TTTN năm 2023 về điều hành kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 01/8/2023 đến trước 15h ngày 11/8/2023 được điều chỉnh như sau:
1. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
1.1. Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- Xăng E5RON92: 0 đồng/lít;
- Xăng RON95: 0 đồng/lít;
- Dầu điêzen: 0 đồng/lít;
- Dầu hỏa: 0 đồng/lít;
- Dầu madút: 0 đồng/kg.
1.2. Chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- Xăng E5RON92: 0 đồng/lít;
- Xăng RON95: 0 đồng/lít;
- Dầu điêzen: 300 đồng/lít;
- Dầu hỏa: 400 đồng/lít;
- Dầu madút: 0 đồng/kg.
2. Giá bán xăng dầu
Sau khi thực hiện việc không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 22.791 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 23.963 đồng/lít;
- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.612 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 20.270 đồng/lít;
- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 16.531 đồng/kg.
3. Thời gian thực hiện
- Không trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng và mazut 180CST 3.5S, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng dầu điêzen 0.05S và dầu hỏa: Áp dụng từ 15 giờ 00’ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
- Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 15 giờ 00’ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
- Kể từ 15 giờ 00’ ngày 01 tháng 8 năm 2023, là thời điểm Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này cho đến trước ngày Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP , Thông tư số 17/2021/TT-BCT , Thông tư số 103/2021/TT-BTC , Thông tư số 104/2021/TT-BTC .
Theo đó, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 01/8/2023 đến trước 15h ngày 11/8/2023 được điều chỉnh như sau:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 22.791 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 23.963 đồng/lít;
- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.612 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 20.270 đồng/lít;
- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 16.531 đồng/kg.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Tại Điều 37 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có quy định về quỹ bình ổn giá xăng dầu như sau:
Quỹ bình ổn giá xăng dầu
1. Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là Quỹ bình ổn giá); toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá; hạch toán và theo dõi riêng Quỹ bình ổn giá bằng tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng) theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng, quản lý và đảm bảo bảo toàn số dư Quỹ bình ổn giá.
2. Trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá
a) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá: là một yếu tố cấu thành giá cơ sở; là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.
Trường hợp tại thời điểm điều hành giá xăng dầu nếu số dư Quỹ bình ổn giá lớn, Bộ Công Thương xem xét có phương án điều chỉnh giảm hoặc tạm dừng trích lập Quỹ bình ổn giá.
b) Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá: là một khoản tiền cụ thể tính trên một lít, kg xăng, dầu thực tế tiêu thụ (đồng/lít, kg) theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, được xem xét điều hành linh hoạt trong các trường hợp giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá xăng, dầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được chi sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, không được sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho các mục đích khác.
c) Bộ Công Thương căn cứ tình hình thực tế, số dư Quỹ bình ổn giá, diễn biến giá cơ sở xăng dầu tại thời điểm điều hành giá xăng dầu để quyết định mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá sau khi thống nhất về chủ trương với Bộ Tài chính.
d) Số tiền trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong kỳ phải được đối trừ và nộp kịp thời vào tài khoản Quỹ bình ổn giá tại ngân hàng; số dư tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá được tính lãi suất theo mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng nơi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mở tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá trong cùng thời kỳ. Phần lãi phát sinh trên tài khoản số dư Quỹ bình ổn giá dương được hạch toán vào Quỹ bình ổn giá.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sử dụng Quỹ bình ổn giá theo thông báo điều hành của Bộ Công Thương nhưng tại thời điểm đó số dư của tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá không còn (số dư tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá tại ngân hàng bằng không (0)), thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được vay vốn hoặc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá (phần số dư Quỹ bình ổn giá âm).
- Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu vay vốn ngân hàng để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá, sẽ được tính lãi suất theo mức lãi suất thỏa thuận thấp nhất tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu vay vốn.
- Trường hợp thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ bình ổn giá, sẽ được tính lãi suất tối đa bằng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán thấp nhất của một (01) trong các ngân hàng nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá.
...
Theo đó, có thể hiểu Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước.
Căn cứ tình hình thực tế, số dư Quỹ bình ổn giá, diễn biến giá cơ sở xăng dầu tại thời điểm điều hành giá xăng dầu. Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền quyết định mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá sau khi thống nhất về chủ trương với Bộ Tài chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?