Danh mục đồ chơi trẻ em có hại ảnh hưởng tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, quốc phòng?

Cho tôi hỏi các đồ chơi trẻ em nào có hại ảnh hưởng tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, quốc phòng? Câu hỏi từ anh Khương (Đà Nẵng)

Danh mục đồ chơi trẻ em có hại ảnh hưởng tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, quốc phòng?

Căn cứ Tiểu mục 10 Phần thứ nhất Danh mục chi tiết hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM năm 2000 quy định một số loại đồ chơi trẻ em có hại ảnh hưởng tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, quốc phòng, bao gồm:

- Các loại đồ chơi trẻ em có hình dáng giống như các loại súng:

+ Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác.

+ Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác:

+ Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá.

+ Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén...).

- Các loại pháo: pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loạt vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng.

- Các loại đồ chơi ảo.

- Các loại đồ chơi trẻ em dưới dạng văn hoá phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), các loại đồ chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em.

- Các phần mềm vi tính trò chơi điện tử có nội dung kích động bạo lực, mại dâm.

- Các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể gây nhiễu cho các đồ dùng trang thiết bị khác hoặc không bảo đảm an toàn cho trẻ em.

- Các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với quy định, có mục đích xấu.

Danh mục đồ chơi trẻ em có hại ảnh hưởng tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, quốc phòng?

Danh mục đồ chơi trẻ em có hại ảnh hưởng tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, quốc phòng? (Hình từ Internet)

Hành vi sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm a khoản 1 điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
d) Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

Như vậy, hành vi sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Ngoài ra, tại điểm đ khoản 3 điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...

Như vậy, hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị cấm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm là 01 năm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đồ chơi trẻ em
Phan Vũ Hiền Mai
1,974 lượt xem
Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đồ chơi trẻ em
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục đồ chơi trẻ em có hại ảnh hưởng tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, quốc phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồ chơi trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào