Chủ thể dữ liệu có quyền không đồng ý hoặc rút lại sự đồng ý đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân không?
- Chủ thể dữ liệu có quyền không đồng ý hoặc rút lại sự đồng ý đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân không?
- Việc rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý không?
- Chủ thể dữ liệu trong việc xử lý dữ liệu cá nhân phải biết rõ những nội dung gì thì sự đồng ý của chủ thể mới có hiệu lực?
Chủ thể dữ liệu có quyền không đồng ý hoặc rút lại sự đồng ý đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân không?
Tại Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về quyền của chủ thể dữ liệu như sau:
Quyền của chủ thể dữ liệu
1. Quyền được biết
Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Quyền đồng ý
Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Quyền truy cập
Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
4. Quyền rút lại sự đồng ý
Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
5. Quyền xóa dữ liệu
Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
...
Như vậy, đối với việc xử lý dữ liệu của mình thì chủ thể dữ liệu có quyền không đồng ý hoặc rút lại sự đồng ý.
Tuy nhiên chủ thể dữ liệu sẽ không có quyền không đồng ý đối với trường hợp:
- Khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
-. Việc công khai dữ liệu cá nhân;
- Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
- Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
- Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
Chủ thể dữ liệu có quyền không đồng ý hoặc rút lại sự đồng ý đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân không? (Hình từ Internet)
Việc rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý không?
Tại Điều 12 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định rút lại sự đồng ý như sau:
Rút lại sự đồng ý
1. Việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.
2. Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
3. Khi nhận yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý.
4. Sau khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba phải ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý.
Như vậy, trường hợp chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý thì sẽ không làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp đối với việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.
Chủ thể dữ liệu trong việc xử lý dữ liệu cá nhân phải biết rõ những nội dung gì thì sự đồng ý của chủ thể mới có hiệu lực?
Tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung bao gồm:
- Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
- Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
- Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;
- Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?