Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với những đối tượng nào?

Cho hỏi: Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với những đối tượng nào? Câu hỏi của chị Thương (Cam Ranh)

Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với những đối tượng nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các đối tượng sau đây:

- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

++ Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.

++ Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.

+ Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

- Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Luật Chứng khoán 2019, Luật Dầu khí 2022, Luật Thương mại 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập.

+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012.

+ Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

+ Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với những đối tượng nào?

Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với những đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Hình thức xử phạt chính
a) Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.
b) Phạt tiền
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

Như vậy, đối với việc vi phạm hành chính về thuế thì có 02 hình thức xử phạt là cảnh cáo và phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì có phải nộp thêm tiền không?

Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Tính tiền chậm nộp tiền phạt
a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, đối với tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn phải có nghĩa vụ nộp thêm tiền phạt vi phạm hành chính được tính là tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 12/7/2024, cá nhân bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt tới 20 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá áp dụng từ ngày 12/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được hát karaoke đến mấy giờ? Hát karaoke vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chê người khác lùn phạt bao nhiêu tiền? Chê người khác lùn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con phải đi ăn xin ngoài đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp được giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chết thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc giả là gì? Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán thuốc giả có bị công khai không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Nguyễn Trần Cao Kỵ
658 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào