Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ gì?

Cho tôi hỏi Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ gì? Câu hỏi từ chị Như - Cần Thơ)

Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
...
e) Thượng tá:
Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
...

Như vậy, Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với đối với chức vụ gì?

Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với đối với chức vụ gì? (Hình từ Internet)

Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ là bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014

Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
...
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
...

Như vậy, thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

- Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

- Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

- Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

- Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

- Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

- Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

- Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

- Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

- Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam?

Tại Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014

Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thượng tá Quân đội nhân dân
Phan Vũ Hiền Mai
9,630 lượt xem
Thượng tá Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thượng tá Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sĩ quan ở cấp bậc quân hàm Thượng tá quân đội nhân dân Việt Nam được phục vụ tại ngũ đến năm bao nhiêu tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thượng tá Quân đội nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thượng tá Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thượng tá Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào