Tàu cá Việt Nam được khai thác thuỷ sản tại những vùng nào?

Cho tôi hỏi tàu cá Việt Nam được khai thác thuỷ sản tại những vùng nào? Câu hỏi từ anh Hùng (Khánh Hoà)

Vùng khai thác thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam được phân chia như thế nào?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về phân vùng khai thác thuỷ sản:

Phân vùng khai thác thủy sản
Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:
a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
c) Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.

Như vậy, Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:

- Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ.

- Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;

- Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;

- Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam được khai thác thuỷ sản tại những vùng nào?

Tàu cá Việt Nam được khai thác thuỷ sản tại những vùng nào? (Hình từ Internet)

Tàu cá Việt Nam đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản thì được hoạt động tại những vùng nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam:

Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.
...

Như vậy, đối với tàu cá Việt Nam đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản thì được hoạt động tại những vùng sau:

- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;

- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;

- Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi;

Lưu ý: Tàu cá Việt Nam đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.

Tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản thì được hoạt động tại những vùng nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam:

Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
...
2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

Như vậy, đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản thì được hoạt động tại các vùng sau:

- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;

- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;

- Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

Trân trọng!

Giấy phép khai thác thuỷ sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy phép khai thác thuỷ sản
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu cá Việt Nam được khai thác thuỷ sản tại những vùng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép khai thác thuỷ sản cấp lần đầu có thời hạn bao lâu? Để xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thuỷ sản trên biển phải dựa trên căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy phép khai thác thuỷ sản
Phan Vũ Hiền Mai
1,290 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy phép khai thác thuỷ sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào