Sách giáo khoa có phải là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng phải kê khai giá không?
Sách giáo khoa có phải là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng phải kê khai giá không?
Tại Điều 15 Nghị định 177/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP có quy định sách giáo khoa thuộc diện kê khai giá như sau:
Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 3 Nghị định này trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá;
b) Xi măng, thép xây dựng;
c) Than;
d) Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc thú y để tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Giấy in, viết (dạng cuộn), giấy in báo sản xuất trong nước;
e) Dịch vụ tại cảng biển;
g) Dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá;
h) Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm;
i) Sách giáo khoa;
k) Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá;
...
Như vậy, sách giáo khoa là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng phải kê khai giá với Bộ Tài Chính.
Sách giáo khoa có phải là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng phải kê khai giá không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện kê khai giá trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 177/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP có quy định tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện kê khai giá trong trường hợp:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì kê khai giá bán buôn;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến (nếu có);
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; là tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; là đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán lẻ.
Không kê khai giá với Bộ Tài chính thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 11 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP có quy định về những hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ
..
5. Đối với hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai hoặc đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
Tại điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm từ Điều 33 đến Điều 40 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
c) Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác được quy định trong từng điều, khoản cụ thể tại Nghị định này.
...
Như vậy, tùy vào mức độ, số lượng hàng hóa không kê khai giá với Bộ Tài chính thì hành vi không kê khai giá sẽ có mức phạt tiền khác nhau với mức thấp nhất là từ 5.000.000 đồng và cao nhất có thể lên đến 25.000.000 đồng.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức có hành vi không kê khai giá thì sẽ có mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có hành vi vi phạm còn buộc thực hiện kê khai giá theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?