Rừng đặc dụng là gì? Quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng như thế nào?

Cho hỏi: Rừng đặc dụng là gì? Quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng như thế nào? Câu hỏi của anh Sang (Cam Ranh)

Rừng đặc dụng là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về việc phân loại rừng trong đó, rừng đặc dụng được hiểu là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

- Vườn quốc gia.

- Khu dự trữ thiên nhiên.

- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh.

- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia.

- Rừng giống quốc gia.

Rừng đặc dụng là gì? Quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng như thế nào?

Rừng đặc dụng là gì? Quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 52 Luật Lâm Nghiệp 2017 quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng bao gồm:

- Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, được quy định như sau:

+ Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

+ không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng.

+ Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng.

+ Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan, được quy định như sau:

+ Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ.

+ Khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, được quy định như sau:

+ Được khai thác lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác.

+ Khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Được khai thác, thu thập các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia, được quy định như sau:

+ Được khai thác vật liệu giống.

+ Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.

- Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.

Người có hành vi phá rừng đặc dụng có diện tích dưới 100m vuông bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi phá rừng trái pháp luật như sau:

Phá rừng trái pháp luật
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;
...

Như vậy, đối với người có hành vi phá rừng đặc dụng có diện tích dưới 100m vuông sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 7.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Ngoài ra, theo khoản 13 và 14 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP cụ thể:

- Người có hành vi phá rừng sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

- Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi. (tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP).

Trân trọng!

Rừng đặc dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Rừng đặc dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản bàn giao rừng mới nhất 2024 theo Nghị định 91?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí phân khu chức năng của vườn quốc gia từ ngày 18/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung gì? Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cộng đồng dân cư vùng đệm rừng đặc dụng được hỗ trợ 50 triệu đồng/năm để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/7/2024 đối tượng nào được nhận kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng? Mức kinh phí được nhận là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại rừng đặc dụng như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền quản lý rừng đặc dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vai trò của rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí xác định rừng đặc dụng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Rừng đặc dụng là gì? Quy định của pháp luật về khai thác rừng đặc dụng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng được hỗ trợ 40 triệu đồng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Rừng đặc dụng
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,958 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Rừng đặc dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng đặc dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào