Trường hợp bệnh nặng có được tự chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên hay không?
Có bao nhiêu hình thức chuyển tuyến bệnh viện?
Theo quy định khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT có 03 hình thức chuyển tuyến bệnh viện như sau:
Thứ nhất: Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.
- Chuyển người bệnh không theo trình chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đáp ứng đủ điều kiện chuyển tuyến theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT
Thứ hai: Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
Thứ ba: Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Trường hợp bệnh nặng có được tự chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên hay không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền ký giấy chuyển tuyến bệnh viện?
Theo quy định Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến như sau:
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
3. Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Như vậy, quyền ký giấy chuyển tuyến bệnh viện được xác định như sau:
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Đối với trường hợp trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Trường hợp bệnh nặng có được tự chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về các hình thức chuyển tuyến như sau:
Các hình thức chuyển tuyến
1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1
b) Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này
.....
Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến lên bệnh viện như sau:
Điều kiện chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
Theo quy định về Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định về các tuyến chuyên môn kỹ thuật như sau:
Các tuyến chuyên môn kỹ thuật
.....
2. Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tuyến 2) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế;
b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
3. Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh;
b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
4. Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
c) Phòng khám bác sỹ gia đình.
....
Thông qua các căn căn trên, có 03 hình thức chuyển tuyến bao gồm: chuyển tuyến theo trình tự, chuyển tuyến không theo trình tự, chuyển bệnh viện cùng tuyến. Đối với mỗi hình thức, yêu cầu chuyển tuyến bệnh viện sẽ khác nhau và được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp bệnh nặng vẫn được tự chuyển tuyến lên bệnh viện ở tuyến liền kề nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt
- Hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.
Trường hợp bệnh nặng thì có thể tự chuyển tuyến bệnh viện không cần theo trình tự thì yêu cầu như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn, căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt
Lưu ý: trước khi chuyển tuyển theo 02 hình thức thì người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến
Thông qua các căn căn trên, có 02 hình thức chuyển tuyến bao gồm: chuyển tuyến theo trình tự và không theo trình tự. Đối với mỗi hình thức, yêu cầu chuyển tuyến bệnh viện sẽ khác nhau và được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp bệnh nặng vẫn được tự chuyển tuyến lên bệnh viện ở tuyến liền kề nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.
Trường hợp bệnh nặng thì có thể tự chuyển tuyến bệnh viện không cần theo trình tự thì yêu cầu như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn, căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt
Lưu ý: trước khi chuyển tuyển theo 02 hình thức thì người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến
Chính vì vậy, trường hợp bệnh nặng được tự chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?