Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Đầu tiên, theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có định nghĩa về việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về sinh con cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về sinh con
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với người có hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi sử dụng vì mục đích thương mại.
Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi này áp dụng cho cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Việc xác định cha cho con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thế nào?
Theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:
Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
Như vậy, đối với việc người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha cho con như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Lưu ý: Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thế nào?
Căn cứ theo Điều 99 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cụ thể như sau:
Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ.
2. Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khi bên nhờ mang thai hộ chưa nhận con mà chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ.
Nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?