Một số điện thoại có thể kích hoạt được bao nhiều tài khoản định danh điện tử?
Tài khoản định danh điện tử có bao nhiêu mức độ?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử:
Điều 12. Phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử
1. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông thì quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này.
3. Tài khoản định danh điện tử của tổ chức gồm những thông tin quy định tại Điều 9 Nghị định này là tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Như vậy, tài khoản định danh điện tử (VNeID) được phân loại mức độ như sau:
[1] Tài khoản định danh điện tử mức độ 1
- Của công dân Việt Nam gồm những thông tin:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
+ Ảnh chân dung;
- Của người nước ngoài gồm những thông tin:
+ Số định danh của người nước ngoài;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Quốc tịch;
+ Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
+ Ảnh chân dung;
[2] Tài khoản định danh điện tử mức độ 2
- Của công dân Việt Nam gồm những thông tin:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
+ Ảnh chân dung;
+ Vân tay.
- Của người nước ngoài gồm những thông tin:
+ Số định danh của người nước ngoài;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Quốc tịch;
+ Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
+ Ảnh chân dung;
+ Vân tay.
- Tài khoản định danh điện tử của tổ chức gồm những thông tin:
+ Mã định danh điện tử của tổ chức.
+ Tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có).
+ Ngày, tháng, năm thành lập.
+ Địa chỉ trụ sở chính.
+ Số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức.
Một số điện thoại có thể kích hoạt được bao nhiều tài khoản định danh điện tử? (Hình từ Internet)
Một số điện thoại có thể kích hoạt được bao nhiều tài khoản định danh điện tử?
Theo quy định hiện hành của Bộ Công an Việt Nam, mỗi số điện thoại chỉ được sử dụng để kích hoạt duy nhất một tài khoản định danh điện tử.
Một số điện thoại chỉ được đăng ký cho một cá nhân theo số Căn cước công dân để xác thực mã OTP. Vì thế, không thể dùng số điện thoại đã đăng ký cho tài khoản khác.
Mỗi số điện thoại chỉ được sử dụng để kích hoạt duy nhất một tài khoản định danh điện tử nhằm:
- Đảm đảm an ninh thông tin: Việc hạn chế số lượng tài khoản định danh điện tử kích hoạt trên mỗi số điện thoại giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản, giảm nguy cơ bị giả mạo, đánh cắp thông tin.
- Quản lý hiệu quả: Việc mỗi số điện thoại chỉ liên kết với một tài khoản định danh điện tử giúp cơ quan quản lý dễ dàng theo dõi, quản lý và xử lý các vi phạm liên quan đến tài khoản định danh điện tử.
Ngoài ra, tài khoản định danh điện tử của công dân cũng chỉ có thể đăng nhập trên một thiết bị duy nhất tại một thời điểm, nên công dân không thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị khác nhau cùng thời điểm.
Định danh và xác thực điện tử được thực hiện trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định nguyên tắc định danh và xác thực điện tử:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm tính chính xác, duy nhất trong định danh và xác thực điện tử; công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?