Điều kiện mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú là gì?

Xin hỏi: Điều kiện mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú là gì?- Câu hỏi của anh Luật (Tp.HCM).

Điều kiện mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú là gì?

Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN có quy định điều kiện mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú bao gồm:

- Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020;

- Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;

- Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.

Lưu ý: khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài trên không cần đáp ứng yêu cầu điều kiện được bảo lãnh trên.

Điều kiện mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú là gì?

Điều kiện mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú là gì? (Hình từ Internet)

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú không?

Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN có quy định bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như sau:

Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
...
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú, trừ trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài hoặc xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài mà bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú phải:
a) Tuân thủ quy định pháp luật về hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
b) Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
4. Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú phải thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư này.

Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú.

Tuy nhiên đối với trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài hoặc xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài mà bên nhận bảo lãnh là người cư trú thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú.

Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp nào?

Tại Điều 23 Thông tư 11/2022/TT-NHNN có quy định về chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh trong 7 trường hợp sau:

(1) Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.

(2) Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.

(3) Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận của bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh, các bên liên quan khác (nếu có).

(4) Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.

(5) Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.

(6) Theo thỏa thuận của các bên.

(7) Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ai có thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh?

Tại Điều 17 Thông tư 11/2022/TT-NHNN có quy định về thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh như sau:

Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh
1. Thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc sử dụng chữ ký điện tử và việc ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là người có thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh.

Trân trọng!

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng SeABank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng Eximbank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng LPBank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng VPBank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB Bank) năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ tết 2025 của ngân hàng mới nhất, chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết ngân hàng BIDV 2025 mới nhất, chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Agribank 2025 chi tiết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Lương Thị Tâm Như
1,360 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào