Doanh nghiệp vận tải không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng biển bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi, doanh nghiệp vận tải Không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng biển bị xử phạt như thế nào? anh Quốc (Hà Nội)

Việc niêm yết giá vận chuyển đường biển có phải là quy định bắt buộc không?

Căn cứ quy định Điều 149 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển như sau:

Giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển
1. Giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển là khoản tiền trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển.
Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển (nếu có) là khoản tiền trả thêm cho người vận chuyển ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển.
2. Doanh nghiệp thực hiện việc niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá và niêm yết phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, việc niêm yết giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển là hoạt động bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vận tải Không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng biển bị xử phạt như thế nào?

Doanh nghiệp vận tải Không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng biển bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp vận tải không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng biển bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 21 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về niêm yết thông tin về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa Công-te-nơ bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển như sau:

Vi phạm quy định về niêm yết thông tin về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa Công-te-nơ bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển, phụ thu, giá dịch vụ tại cảng biển tại địa điểm phải niêm yết theo quy định;
b) Niêm yết không đúng đồng tiền quy định đối với giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa Công-te-nơ bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển;
c) Không thông báo bằng văn bản tới Cục Hàng hải Việt Nam về địa chỉ trang thông tin điện tử nơi niêm yết theo quy định; không cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục trước khi tăng giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa Công-te-nơ bằng đường biển.

Như vậy, việc doanh nghiệp vận tải không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng biển có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền ở trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng là bao lâu?

Căn cứ quy định Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng là 01 năm.

Nghĩa vụ của người vận chuyển đường biển được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 150 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ của người vận chuyển như sau:

Nghĩa vụ của người vận chuyển
Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Như vậy, người vận chuyển phải có nghĩa vụ:

- Mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển,

- Có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ;

- Các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Trân trọng!

Quy tắc giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy tắc giao thông đường thủy nội địa
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp vận tải không niêm yết giá vận chuyển bằng đường biển tại cảng biển bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy tắc giao thông đường thủy nội địa
Đinh Khắc Vỹ
898 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy tắc giao thông đường thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào