Không làm thủ tục cấp lại Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền hết hiệu lực bị phạt như thế nào?
Không làm thủ tục cấp lại Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền hết hiệu lực bị phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 32 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh như sau:
Vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai báo không đủ hoặc sai một trong các thông tin trong thông báo, xác báo tàu đến, rời cảng hoặc bản khai chung hoặc danh sách thuyền viên, danh sách hành khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh chậm hơn thời gian quy định;
b) Không làm thủ tục cấp lại Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền hết hiệu lực theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Trong thời gian quy định, không cung cấp được một trong các giấy chứng nhận, tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp giấy chứng nhận, tài liệu, giấy tờ không phù hợp khi làm thủ tục vào, rời cảng hoặc quá cảnh;
...
Như vậy, hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền hết hiệu lực có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền ở trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).
Không làm thủ tục cấp lại Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền hết hiệu lực bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 53 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
1. Người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ phải nộp: danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách);
b) Giấy tờ phải xuất trình: hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hoặc phiếu xuất hàng hóa; giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nếu có thay đổi so với khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa.
2. Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa khi hạ thủy để hoạt động, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải xuất trình cho Cảng vụ các giấy tờ sau:
a) Biên bản kiểm tra xác nhận phương tiện đủ điều kiện để hoạt động của Cơ quan Đăng kiểm;
b) Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy phương tiện do chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện lập.
Như vậy, hồ sơ cấp Giấy phép rời cảng cho tàu thuyền gồm có:
- Đối với phương tiện vận tải hành khách giấy tờ phải nộp là danh sách hành khách
- Hợp đồng vận chuyển (tải về) hoặc giấy vận chuyển hoặc phiếu xuất hàng hóa
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nếu có thay đổi so với khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa.
Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa khi hạ thủy để hoạt động, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải xuất trình cho Cảng vụ các giấy tờ sau:
- Biên bản kiểm tra xác nhận phương tiện đủ điều kiện để hoạt động của Cơ quan Đăng kiểm;
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy phương tiện do chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện lập.
Các phương tiện nào được miễn làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 60 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về miễn, giảm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu như sau:
Các phương tiện sau đây được miễn làm thủ tục vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu bao gồm:
- Phương tiện chữa cháy; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; phương tiện hộ đê; phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tránh trú bão, lũ;
- Phương tiện của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ; phương tiện, đoàn phương tiện có Công an hộ tống hoặc dẫn đường;
- Phương tiện chuyên dùng của đơn vị quản lý chuyên ngành đường thủy nội địa;
- Phương tiện đón, trả hoa tiêu, tàu cá;
- Phương tiện vận tải hành khách ngang sông tại bến khách ngang sông;
- Phương tiện (tàu con) chuyển tải hành khách, hàng hóa từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài (tàu mẹ) vào cảng, bến và ngược lại; trong trường hợp này, tàu mẹ phải được làm thủ tục như thủ tục vào, rời cảng, bến, khu neo đậu. Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng, người lái phương tiện (tàu con) quy định tại điểm này phải thông báo cho Cảng vụ biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức thông tin phù hợp khác;
- Phương tiện chở người, vật tư, thiết bị đến và rời khu vực nuôi, trồng thủy, hải sản, xây dựng thi công công trình trên sông, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh và trên biển;
- Phương tiện thô sơ không kinh doanh vận tải;
- Phương tiện vận tải hàng hóa (trừ hàng hóa nguy hiểm) có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn;
- Phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài, thủy phi cơ vào, rời cảng thủy nội địa để tiếp nhận nhiên liệu, lương thực, thực phẩm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?