Bố mẹ vợ của sĩ quan công an nhân dân được hưởng những quyền lợi nào?

Cho tôi hỏi bố mẹ vợ của sĩ quan công an nhân dân được hưởng những quyền lợi nào? Câu hỏi từ anh Sâm (Khánh Hòa)

Bố mẹ vợ của sĩ quan công an có phải là thân nhân công an không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân:

Đối tượng áp dụng
Thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Như vậy, bố mẹ vợ của sĩ quan công an nhân dân được xem là thân nhân của sĩ quan công an nhân dân đó.

Bố mẹ vợ của sĩ quan công an nhân dân được hưởng những quyền lợi nào?

Bố mẹ vợ của sĩ quan công an nhân dân được hưởng những quyền lợi nào? (Hình từ Internet)

Bố mẹ vợ của sĩ quan công an nhân dân được hưởng những quyền lợi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Công an nhân dân 2018 quy định chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh, công nhân công an và thân nhân:

Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh, công nhân công an và thân nhân
...
2. Cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên và học sinh Công an nhân dân không có chế độ bảo hiểm y tế thì được Công an nhân dân mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
...

Căn cứ Điều 3 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất:

Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.
2. Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
Chế độ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện không quá 02 lần trong 01 năm đối với một đối tượng.
3. Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất.

Như vậy, bố mẹ vợ của sĩ quan công an nhân dân được hưởng những quyền lợi sau:

- Được Công an nhân dân mua bảo hiểm y tế; được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Được hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất:

+ Nếu bố mẹ vợ của công an nhân dân bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.

+ Nếu bố mẹ vợ của công an nhân dân gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.

+ Nếu bố mẹ vợ của công an nhân dân từ trần, mất tích được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất.

Hồ sơ đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của bố mẹ vợ sĩ quan công an gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định thủ tục hồ sơ, trách nhiệm và trình tự thực hiện:

Thủ tục hồ sơ, trách nhiệm và trình tự thực hiện
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ
a) Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, chiến sĩ theo Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy tờ sau đây:
- Giấy ra viện hoặc giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên, nơi thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang điều trị đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
- Giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ mất tích của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
b) Văn bản đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ cấp tiểu đoàn hoặc cấp phòng, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương trở lên.
...

Như vậy, hồ sơ đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của bố mẹ vợ của sĩ quan công an, bao gồm:

- Bản khai đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của hạ sĩ quan, chiến sĩ.

- Giấy ra viện hoặc giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên, nơi thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang điều trị.

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở.

- Giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ mất tích của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp từ trần, mất tích.

- Văn bản đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất của đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ cấp tiểu đoàn hoặc cấp phòng, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương trở lên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào