Phí giữ xe vi phạm giao thông 2023 được quy định ra sao?
Thời hạn giữ xe vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
...
Theo đó, thời hạn tạm giữ xe vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ là:
- Trong trường hợp thông thường bị tạm giữ tối đa 07 ngày.
- Trong trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ;
- Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn tạm giữ không quá 01 tháng kể từ ngày tạm giữ;
- Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan nhưng có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn tạm giữ không quá 02 tháng làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Phí giữ xe vi phạm giao thông 2023 được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Phí giữ xe vi phạm giao thông 2023 được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau:
Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
4. Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;
b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;
c) Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Theo đó, chi phí giữ xe vi phạm giao thông sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Đồng thời, tại Thông tư 85/2019/TT-BTC thì mức phí giữ xe bi phạm giao thông sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do đó, ở mỗi địa phương sẽ có mức thu phí giam giữ xe vi phạm giao thông khác nhau.
Nguyên tắc để xác định mức thu phí giam giữ xe vi phạm giao thông là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc xác định mức thu
Mức thu các khoản phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định theo khoản 1 Điều 22 Luật phí và lệ phí, đảm bảo nguyên tắc và căn cứ sau:
1. Nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí đảm bảo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật phí và lệ phí.
2. Xây dựng mức thu các khoản phí, lệ phí cần đảm bảo:
a) Căn cứ mức thu phí, lệ phí hiện hành (nếu có) để làm cơ sở đề xuất mức thu.
b) Phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí. Mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp trực tuyến phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công theo phương thức trực tuyến.
c) Đối với các khoản phí, lệ phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (như: phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống; phí thăm quan danh lam thắng cảnh; phí thăm quan di tích lịch sử; phí thăm quan công trình văn hóa, bảo tàng; phí thư viện; phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; phí đăng ký giao dịch bảo đảm; lệ phí đăng ký cư trú): Quy định mức thu phí, lệ phí cần đảm bảo tương quan với mức thu phí, lệ phí do Bộ Tài chính quy định
d) Tham khảo mức thu phí, lệ phí của các địa phương liền kề hoặc địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng để bảo đảm sự hài hòa giữa các địa phương.
Theo đó, việc xác định mức thu phí giam giữ xe vi phạm giao thông cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?