Đề xuất trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô?
Đề xuất trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô?
Tại khoản 3 Điều 9 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có quy định về việc trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô như sau:
Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Như vậy, theo dự thảo mới (dự kiến có hiệu lực từ 01/7/2024) thì trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Điều này có nghĩa là trẻ em dưới 10 tuổi sẽ không được ngồi ghế trước ô tô.
Bên cạnh đó, đối với trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ).
Lưu ý: Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.
Đề xuất trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô? (Hình từ Internet)
Đề xuất không được sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị, khu đông dân cư?
Tại Điều 20 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất việc sử dụng còi như sau:
Sử dụng tín hiệu còi
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người đi bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị, khu đông dân cư và khu vực cơ sở điều trị bệnh, trạm cấp cứu, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Như vậy, dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị, khu đông dân cư.
Tuy nhiên đối với các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ thì vẫn được sử dụng trong khung giờ trên.
Dự kiến độ tuổi của người lái xe tham gia giao thông là từ bao nhiêu tuổi?
Tại Điều 40 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất về độ tuổi của người điều khiển phương tiện giao thông như sau:
Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A2, A, A3, B;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C1, C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người hành nghề lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về độ tuổi của người điều khiển phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe.
Như vậy, dự thảo mới có dự kiến người từ đủ 16 tuổi thì sẽ được điều khiển xe gắn máy.
Ngoài ra, đối với người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A2, A, A3, B;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C1, C, BE;
- Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D2, C1E, CE;
- Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D2E, DE;
- Tuổi tối đa của người hành nghề lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Lưu ý: Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang trong quá trình lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 26 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Hướng dẫn tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng?
- Toán sinh anh là khối gì? Toán sinh anh học ngành gì?
- Tiền thưởng của đảng viên theo định kỳ có thể lên đến 1,5 lần lương cơ sở?
- Tỉnh Điện Biên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Điện Biên giáp với những tỉnh nào?
- Năm sinh được đi dân quân tự vệ 2025? 02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024?