Tổ chức xã hội có trách nhiệm như thế nào khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Cho tôi hỏi tổ chức xã hội có trách nhiệm như thế nào khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Câu hỏi từ anh Hưng (Phú Yên)

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Tổ chức xã hội thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước giao thực hiện một số nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về hội, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như sau:

- Tổ chức xã hội thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tổ xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức chức xã hội khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước giao thực hiện một số nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về hội, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức xã hội có trách nhiệm như thế nào khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Tổ chức xã hội có trách nhiệm như thế nào khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?(Hình từ Internet)

Các hoạt động nào của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Căn cứ Điều 50 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:

+ Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;

+ Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Tham gia góp ý xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, để ăn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan;

+ Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu

+ Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do minh thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật;

+ Phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng;

+ Thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh bảo của mình;

+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

+ Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vi lợi ích công cộng;

+ Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng.

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự minh khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vi lợi ích công cộng khi có đủ các điều kiện sau dây:

+ Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật

+ Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng;

+ Có thời gian hoạt động tối thiều 01 năm kể từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện;

+ Có phạm vi hoạt động từ cấp huyện trở lên.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có các quyền nào?

Tại Điều 51 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định các quyền của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

- Tham gia các hoạt động kiểm tra liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Được cơ quan quản lý nhà nước thông báo kết quả tiếp nhận, xử lý, bảo mật thông tin do mình cung cấp, kiến nghị.

- Được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Gia nhập các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra tại Điều 52 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

- Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?

Quy định tại Điều 53 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

- Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện các hoạt động theo quy định.

- Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện hoạt động sau:

+ Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan;

+ Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu

+ Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do minh thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật;

+ Phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng;

+ Thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh bảo của mình;

+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

+ Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vi lợi ích công cộng;

+ Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng.

- Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được từ chối tư vấn, hỗ trợ những khiếu nại chính đáng của người tiêu dùng.

Lưu ý: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024

Trân trọng!

Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người tiêu dùng
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng trực tiếp theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là gì? Có các hình thức bán hàng trực tiếp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có các phương thức nào để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiêu dùng có các quyền gì? Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, phải ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa phát hiện có khuyết tật trong vòng bao nhiêu giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào? Người tiêu dùng mua phải hàng giả hàng nhái kém chất lượng có được yêu cầu bồi thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
15 tháng 3 là ngày gì? 15 tháng 3 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bán hàng rong có trách nhiệm thế nào trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 55/2024/NĐ-CP bổ sung yêu cầu về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khoản nào không được phép quy định trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước về việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người tiêu dùng
Phan Vũ Hiền Mai
1,217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người tiêu dùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào