Ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023?

Xin hỏi: Đã có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 chưa?- Câu hỏi của anh Tấn (Hà Nội).

Ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023?

Quốc hội vừa thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ được áp dụng đối với:

- Người tiêu dùng.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội.

- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội. nghề nghiệp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải dựa trên 05 nguyên tắc:

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.

- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023?

Ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào được xem là người tiêu dùng dễ bị tổn thương?

Tại khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định đối tượng được xem là người tiêu dùng dễ bị tổn thương như sau:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
1. Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tải sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
b) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
c) Trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em;
d) Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
đ) Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
e) Người bị bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật;
g) Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có 07 đối tượng được xem là người tiêu dùng dễ bị tổn thương bao gồm:

- Người cao tuổi;

- Người khuyết tật;

- Trẻ em;

- Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người bị bệnh hiểm nghèo;

- Thành viên hộ nghèo.

Hành vi nào của tổ chức, cá nhân kinh doanh bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Tại khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định các hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:

- Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

+ Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp; uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Hình ảnh, giấy tờ, tài liệu chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh;

- Quấy rối người tiêu dùng thông qua hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trái với ý muốn của người tiêu dùng để giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh, đề nghị giao kết hợp đồng hoặc có hành vi khác gây cản trở công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng;

- Ép buộc người tiêu dùng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng thông qua việc thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác có tính chất tương tự,

- Ép buộc người tiêu dùng thanh toán cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng;

- Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

- Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

- Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng;

- Không thông báo trước, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

- Ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng;

- Quy định điều khoản không được phép tại Điều 25 của Luật này trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

- Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.

Lưu ý: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024.

Trân trọng!

Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người tiêu dùng
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì? Quyền của người tiêu dùng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiêu dùng được hiểu như thế nào? Nghĩa vụ của người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân kinh doanh nào phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được phân theo mấy loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước khi tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi mục đích, phạm vi sử dụng thông tin đã thông báo cho người tiêu dùng thì phải có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài, người tiêu dùng có nghĩa vụ chứng minh gì?
Hỏi đáp Pháp luật
05 nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm gì khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người tiêu dùng
Lương Thị Tâm Như
743 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào