Hai người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất năm 2023?
Hai người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất năm 2023?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
...
Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
...
Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Người ngồi trên xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Tốc độ tối đa xe ô tô, xe máy trong khu vục đông dân cư tối đa hiện nay là bao nhiêu?(Hình từ Internet)
Trường hợp nào được phép không đội mũ bảo hiểm năm 2023?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định trường hợp không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:
Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
...
4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 6 như sau:
...
b) Bổ sung điểm n, điểm o vào sau điểm m khoản 3 Điều 6 như sau:
“n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”;
...
Như vậy, những trường hợp được phép không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông:
- Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
- Trẻ em dưới 06 tuổi;
- Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.
Bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản không?
Căn cứ Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng thì có thể bị lập biên bản tuỳ theo mức độ vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?