Thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết theo quy định pháp luật?
Nguyên tắc cần tuân thủ khi hiến tạng là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:
Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
3. Không nhằm mục đích thương mại.
4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, khi thực hiện thủ tục hiến tạng và lấy tạng cần tuân thủ theo 04 nguyên tắc là:
- Dựa trên sự tự nguyện của cả bên hiến và bên nhận;
- Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học
- Không được có mục đích thương mại;
- Giữ bí mật thông tin bên hiến và bên nhận hiến tạng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
Thủ tục đăng ký nguyện vọng được hiến tạng sau khi chết theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Điều kiện để lấy tạng sau khi chết là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết như sau:
Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;
b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;
c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
Theo đó, việc thực hiện đăng ký hiến tạng sau khi chết sẽ được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;
- Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não;
Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
Thủ tục đăng ký nguyện vọng được hiến tạng sau khi chết theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết như sau:
Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
Theo đó, thủ tục đăng ký nguyện vọng được hiến tạng sau khi chết được thực hiện như sau:
Bước 1: Người có mong muốn hiến tạng sau khi chết bày tỏ nguyện vọng của mình với cơ sở y tế;
Bước 2: Cơ sở y tế thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
Bước 3: Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến;
Bước 4: Cơ sở y tế có thẩm quyền gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến tạng;
Bước 5: Cơ sở y tế có thẩm quyền hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
Tải về mẫu đơn đăng ký hiến tạng sau khi chết tại đây tải về
Bước 6: Cơ sở y tế có thẩm quyền cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
Bước 7: Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến tạng sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?