Hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì sử dụng ngôn ngữ nào?
Sử dụng hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy đinh khoản 1 Điều 19 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP, lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng như sau:
Vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP, lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt khi ký hợp đồng xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng đang thực hiện;
b) Buộc thực hiện đúng giá trúng thầu khi giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đối với hợp đồng đang thực hiện;
....
Như vậy, hành vi sử dụng hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Bên cạnh đó người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt khi ký hợp đồng xây dựng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì sử dụng ngôn ngữ nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì sử dụng ngôn ngữ nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định về quy định chung về hợp đồng xây dựng như sau:
Quy định chung về hợp đồng xây dựng
...
4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
Như vậy, theo như quy định thì ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng xây dựng bắt buộc phải là Tiếng Việt. Tuy nhiên trong trường hợp có sự tham gia của bên nước ngoài thì hợp đồng xây dựng sẽ được lập dựa trên hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và một ngôn ngữ khác các bên có thể tự thỏa thuận với nhau.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định về quy định chung về hợp đồng xây dựng như sau:
Quy định chung về hợp đồng xây dựng
...
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
....
Như vậy, nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?