Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản năm 2023 và cách viết?
- Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản năm 2023?
- Cách viết đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào?
- Toà án nào có thẩm quyền thụ lý xét xử vụ án lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
- Hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản năm 2023?
Dưới đây là mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản năm 2023.
Tải về mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản năm 2023, tại đây
Cách viết đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào?
- Tên cá nhân hoặc tổ chức muốn tố cáo
- Nơi nhân: Là cơ quan công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nới bị đơn cư trú.
- Điền đầy đủ thông tin cá nhân người làm đơn
+ Họ tên
+ Số CMND/CCCD
+ Hộ khẩu thường trú
- Lý do làm đơn
- Thông tin cá nhân của người cần tốt cáo
+ Họ tên
+ Số CMND/CCCD
+ Hộ khẩu thường trú
- Trình bài sự việc
- Căn cứ pháp lý
- Lời cam kết
Toà án nào có thẩm quyền thụ lý xét xử vụ án lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án như sau:
Thẩm quyền xét xử của Tòa án
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 269 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ như sau:
Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Như vậy, Toà án có thẩm quyền thụ lý xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Toà án nhân dân cấp huyên nơi nơi tội phạm được thực hiện.
Lưu ý: Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tuỳ vào mức độ vi phạm.
Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?