Trường hợp nào người lao động không phải đóng phí công đoàn?
Tham gia Công đoàn cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về đối đượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam như sau:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam
1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, để tham gia Công đoàn cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Là người Việt Nam.
- Làm hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam
- Hoặc lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng
- Tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức của công đoàn, đóng đoàn phí đầy đủ.
Trường hợp nào người lao động không phải đóng phí công đoàn? (Hình từ Internet)
Người lao động có bắt buộc phải tham gia Công đoàn?
Theo quy định khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Công đoàn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 171 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Công đoàn cơ sở như:
Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.
Bên cạnh đó, tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cụ thể như dưới đây.
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
........
Thông qua các căn cứ trên, trong lĩnh vực lao động, công đoàn là tổ chức đại diện người lao động được thành lập dưới hình thức công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, luật có quy định, người lao động có quyền gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định pháp luật. Chính vì thế, người lao động không bắt buộc tham gia Công đoàn. Họ được quyền lựa chọn, tình nguyện gia nhập Công đoàn tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp nào người lao động không phải đóng phí công đoàn?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn như sau:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
.......
Ngoài ra theo khoản 6 Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về đoàn phí như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
......
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Như vậy, người lao động không phải đóng phí công đoàn khi thuộc các trường hợp như sau:
- Người lao động không tham gia công đoàn (không phải đoàn viên công đoàn).
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng phí công đoàn.
- Đoàn viên không có việc làm, không có thu nhập.
- Đoàn viên nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?