Vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi khi vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi từ chị Thuỷ (Bình Định)

Xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nội quy mẫu về chợ ban hành kèm theo Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ

Quy định về xử lý các vi phạm tại chợ (*)
...
2. Xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ
2.1. Đối với các hành vi vi phạm liên quan đến pháp luật Nhà nước, đơn vị quản lý - khai thác chợ có trách nhiệm lập biên bản và chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện thương nhân kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm... trong phạm vi chợ, đơn vị quản lý - khai thác chợ được quyền lập biên bản tạm giữ (hoặc niêm phong tại hiện trường) trong vòng 24 giờ, đồng thời liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2.2. Trường hợp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của đơn vị quản lý - khai thác chợ cũng như đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác... thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ được quy định như sau:

- Đối với các hành vi vi phạm liên quan đến pháp luật Nhà nước, đơn vị quản lý - khai thác chợ có trách nhiệm lập biên bản.

Chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

- Trường hợp phát hiện thương nhân kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm... trong phạm vi chợ,

Đơn vị quản lý - khai thác chợ được quyền lập biên bản tạm giữ (hoặc niêm phong tại hiện trường) trong vòng 24 giờ, đồng thời liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của đơn vị quản lý - khai thác chợ cũng như đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác... thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ bị xử lý như thế nào?

Vi phạm pháp luật trong phạm vi chợ bị xử lý như thế nào?(Hình từ Internet)

Trường hợp vi phạm Nội quy chợ thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nội quy mẫu về chợ ban hành kèm theo Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định xử lý vi phạm Nội quy chợ:

Các đối tượng vi phạm Nội quy chợ, tùy theo tính chất mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử lý (được thể hiện bằng văn bản, có hoặc không có thông báo công khai) sau đây:

Đối với thương nhân kinh doanh tại chợ

- Phê bình, áp dụng trong trường hợp vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản hay điểm sau:

+ Người không có nhiệm vụ vào và ở lại trong chợ

+ Không tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý - khai thác chợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước đến làm việc, kiểm tra theo đúng thẩm quyền;

+ Không chuẩn bị để sẵn sàng xuất trình các văn bản, giấy tờ biên lai... liên quan đến đăng ký kinh doanh, thuê, sử dụng điểm kinh doanh, thu nộp thuế, phí, lệ phí... khi có yêu cầu.

+ Không định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh... theo yêu cầu của đơn vị quản lý - khai thác chợ và/hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

+ Hàng hóa kinh doanh tại chợ không được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp

+ Không thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ một cách đầy đủ, đúng thời gian theo thỏa thuận.

+ Không trang bị bình cứu hoả

+ Không giữ gìn các phương tiện, biển báo cháy nổ, thoát hiểm, cảnh báo, đề phòng nguy hiểm...

+ Không kiểm tra, xem xét tình trạng an toàn PCCC tại điểm đang kinh doanh, nơi đang làm việc.

+ Phao tin và nghe đồn nhảm dưới mọi hình thức

+ Không có trách nhiệm phát hiện và báo cáo cho đơn vị quản lý - khai thác chợ về các hành vi vi phạm Nội quy chợ và các quy định của pháp luật trong phạm vi chợ...

+ Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong chợ để gây ra tiếng ồn quá mức

+ Mọi người ra vào chợ không theo đúng cửa và trong thời gian quy định; không dừng, đậu, gửi xe đạp, xe máy và các phương tiện chuyên chở, đi lại khác đúng nơi quy định (*).

+ Mang vác hàng hóa cồng kềnh đi lại làm ảnh hưởng đến hoạt động chung trong phạm vi chợ.

+ Tranh giành, lôi kéo khách hàng, tranh mua, tranh bán, nài ép, lừa dối (lừa gạt) khách mua hàng, bán hàng giả nói hàng thật làm mất lòng tin đối với khách hàng, làm mất trật tự hoặc gây ra tranh chấp trong quan hệ mua bán.

+ Các dụng cụ đo lường sử dụng tại chợ không chính xác

+ Treo, móc, dán các loại pa nô, áp phích, bảng hiệu quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cản trở tầm nhìn, lối đi trong chợ

+ Bày hàng hóa, bao bì bừa bãi, quá phạm vi quy định của điểm kinh doanh được quyền sử dụng;

+ Lấn chiếm khoảng không, diện tích công và lối đi trong chợ, không che chắn, gây cản trở việc đi lại, lưu thông trong chợ;

+ Bôi vẽ, kẻ bừa bãi, vứt thùng, hộp bao bì lên nóc quầy, sạp, ki ốt, cửa hàng... làm mất mỹ quan chợ...

+ Không đoàn kết, tương trợ trong ngành hàng và những hộ kinh doanh lân cận.

+ Không tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, xã hội, từ thiện do Nhà nước, địa phương và đơn vị quản lý khai thác chợ tổ chức, phát động trong phạm vi chợ.

+ Không tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt do đơn vị quản lý - khai thác chợ, tổ ngành hàng và các đoàn thể tổ chức trong phạm vi chợ.

- Cảnh cáo, áp dụng trong trường hợp:

+ Tái phạm lần đầu đối với vi phạm quy định trên

+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản hay điểm sau:

* Kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng gian (hàng trộm cắp), hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng (hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh), hàng gây ô nhiễm môi trường, hàng không đúng quy định về tem, nhãn mác.

* Không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

* Nâng giá - ép giá, đầu cơ - lũng đoạn thị trường, buôn lậu, bán phá giá... gây mất ổn định kinh doanh tại chợ và ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng...

* Khi có nhu cầu sử dụng điện, nước, dịch vụ thông tin... không đăng ký và không được sự đồng ý của đơn vị quản lý - khai thác chợ mà tiến hành lắp đặt, sử dụng.

* Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ (kể cả mang vào chợ, sử dụng, cất trữ tại chợ) 1à hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh.

* Kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng gian (hàng trộm cắp), hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng (hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh), hàng gây ô nhiễm môi trường, hàng không đúng quy định về tem, nhãn mác.

* Lợi dụng hỏa hoạn, thiên tai để xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.

* Mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất, vật liệu, dụng cụ dễ cháy nổ trong phạm vi chợ;

* Lập bàn thờ, thắp hương (nhang), xông trầm; đốt nến, hóa vàng mã, đốt các loại giấy tờ, chất liệu khác...;

* Đun nấu (kể cả việc sử dụng bếp gas, bếp điện để đun nấu), xông đốt, sử dụng lửa trần và sử dụng bàn là ở điểm kinh doanh cũng như trong phạm vi chợ (*).

* Bếp đun không đảm bảo không khói, không gây ô nhiễm môi trường; khi nghỉ kinh doanh mọi bếp đun nấu phải dập tắt lửa hoàn toàn (*), phải ngắt bàn là, bếp điện khỏi nguồn điện...

* Treo hàng, bày hàng vào hành lang an toàn, hệ thống dây điện, thiết bị điện, đường cản lửa (dưới đất, trên không), lấn chiếm đường đi lại, đường thoát nạn, cửa ra vào, cửa thoát nạn.

* Không chấp hành các quy định an toàn về điện (*)

* Không trang bị từ 1 đến 2 bình cứu hỏa đúng tiêu chuẩn cho phép để bảo đảm chữa cháy tại chỗ kịp thời; khi hết hạn sử dụng hoặc không còn tác dụng chữa cháy không thay bình cứu hỏa mới (*).

* Tổ chức và tham gia: cờ bạc, đề, hụi, cá cược, huy động vốn để lừa đảo bạn hàng, trộm cắp; bói toán mê tín dị đoan dưới bất cứ hình thức nào; kinh doanh, phổ biến các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.

* Tự ý sửa chữa, cơi nới, đào bới nền chợ làm thay đổi, biến dạng và làm hư hại cấu trúc công trình, trang thiết bị của chợ

+ Không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và/hoặc bồi thường thiệt hại khi bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đình chỉ tối đa (7) ngày hoạt động kinh doanh tại điểm kinh doanh đang thuê, sử dụng tại chợ, áp dụng trong các trường hợp tái phạm đối với trường hợp cảnh cáo.

- Rút (cắt - hủy bỏ) hợp đồng thuê, sử dụng điểm kinh doanh và thu hồi lại điểm kinh doanh, áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Vi phạm hợp đồng đến mức phải hủy hợp đồng như đã quy định trong hợp đồng;

+ Đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh tại điểm kinh doanh từ... (4)... lần hay... (20)... ngày trở lên trong một năm.

Đối với người đến chợ giao dịch, mua bán (kể cả người kinh doanh không thường xuyên), người vào tham quan, thi hành công vụ tại chợ:

- Phê bình, áp dụng trong trường hợp:

+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân.

- Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định sau(áp dụng riêng đối với người kinh doanh không thường xuyên):

+ Không nộp phí chợ (mua vé vào chợ hay nộp hoa chi) theo số lượng và loại hàng mang vào chợ.

+ Không tuân thủ sự sắp xếp của đơn vị quản lý - khai thác chợ.

+ Không nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy chợ, kinh doanh ở khu vực dành riêng cho người bán hàng cố định;

+ Tự ý vận chuyển - để vật liệu trong chợ, dựng lều quán, che phên, dựng cọc, căng dây bừa bãi... làm ảnh hưởng đến mỹ quan và quy hoạch chung của chợ.

- Cảnh cáo, áp dụng trong trường hợp:

+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân

+ Tái phạm đối với vi phạm đã bị phê bình

Đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ.

- Phê bình, áp dụng trong trường hợp:

+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân

+ Vi phạm lần đầu với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản sau:

* Không chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của đơn vị;

* Thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công, có tác phong không đúng mực, thái độ hòa nhã, khiêm tốn khi giao tiếp và giải quyết công việc.

* Không hướng dẫn tận tình cho mọi người trong chợ hiểu rõ và chấp hành theo đúng Nội quy chợ và pháp luật của Nhà nước.

* Không giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền các kiến nghị của thương nhân, người đến chợ giao dịch, mua, bán, tham quan, thi hành công vụ;

* Không báo cáo kịp thời với Thủ trưởng đơn vị quản lý - khai thác chợ hoặc người được ủy quyền những vụ có liên quan đến công tác chợ vượt thẩm quyền giải quyết hoặc vụ việc đã giải quyết xong.

* Không kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở thương nhân thực hiện nghiêm Nội quy chợ, các quy định về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, thu nộp hoa chi, thuế, các loại phí, lệ phí trong phạm vi chợ;

* Không ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn... hoạt động, xảy ra trong phạm vi chợ.

* Không mời đương sự vào trụ sở đơn vị quản lý - khai thác chợ để giải quyết, gây cản trở hoạt động kinh doanh chung của chợ.

* Không thông tin tới các hộ kinh doanh và mọi người để kịp thời biết và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan...

- Cảnh cáo, áp dụng trong trường hợp:

+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định liên quan như áp dụng đối với thương nhân

+ Vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm một trong các quy định thuộc các khoản sau:

* Không thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ một cách đầy đủ, đúng thời gian theo thỏa thuận.

* Cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước vào chợ để thi hành nhiệm vụ không thông báo, xuất trình chứng minh thư và các giấy tờ liên quan đến việc thi hành nhiệm vụ với đơn vị quản lý - khai thác chợ.

* Không kiểm tra, đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện tốt các quy định về phòng chống hỏa hoạn thiên tai.

* Lực lượng bảo vệ chợ trong ca trực không bảo đảm an toàn hàng hóa gửi lại chợ như đã nhận bàn giao với thương nhân và hợp đồng đã ký.

+ Tái phạm đối với vi phạm đã phê bình

+ Buộc thôi việc, áp dụng đối với người do đơn vị quản lý - khai thác chợ tuyển dụng trong thường hợp:

* Tái phạm đối với vi phạm quy định đã cảnh cáo

*Vi phạm khác (theo quy định trong Nội quy hay Quy chế làm việc của đơn vị quản lý - khai thác chợ).

Các hình thức xử lý nào được áp dụng chung cho các đối tượng vi phạm hoặc không tuân thủ Nội quy chợ?

Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nội quy mẫu về chợ ban hành kèm theo Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định hình thức xử lý áp dụng chung cho các đối tượng vi phạm và/hoặc không tuân thủ Nội quy chợ như sau:

- Bị đơn vị quản lý - khai thác chợ lập biên bản đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu việc xử lý vi phạm Nội quy chợ vượt thẩm quyền của đơn vị quản lý - khai thác chợ.

- Không cho vào trong phạm vi chợ (nếu xét thấy có thể gây nguy hiểm đến an ninh, trật tự, an toàn cho người và tài sản... trong phạm vi chợ).

- Không được vào chợ để thực hiện các hoạt động giao nhận hàng hóa, thi hành công vụ hay làm dịch vụ... hoặc phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm nếu không tuân thủ các quy định có liên quan trong Nội quy chợ.

- Ngoài ra, các đối tượng vi phạm còn có thể bị buộc phải thực hiện một hoặc các biện pháp để khắc phục hậu quả do vi phạm Nội quy chợ gây ra và/hoặc bồi thường thiệt hại phát sinh theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào