Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất năm 2023?
- Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất năm 2023?
- Những ai sẽ được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
- Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định như thế nào?
- Tài liệu dùng trong chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được thực hiện như thế nào?
Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất năm 2023?
Mới đây, ngày 11/7/2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Theo Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 thì nội dung chương trình gồm có 03 phần như sau:
- Phần I: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề).
- Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề).
- Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Tổng số tiết tổ chức là 120 tiết, cụ thể là:
Những ai sẽ được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học?
Căn cứ theo Mục I Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn về đối tượng bồi dưỡng như sau:
ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (sau đây gọi chung là giáo viên tiểu học) trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học (sau đây gọi chung là trường tiểu học) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.
2. Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Theo đó, tất cẩ các viên chức đang giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học đều được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Ngoài ra những ai có nhu cầu bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng cũng được bồi dưỡng theo chương trình.
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục V Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn về đánh giá kết quả bồi dưỡng như sau:
- Học viên được đánh giá đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
+ Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
+ Làm bài đánh giá kết quả bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ sở bồi dưỡng và đạt kết quả từ 05 điểm trở lên.
+ Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng viên chức; nội quy học tập của cơ sở bồi dưỡng.
- Trường hợp học viên có bài kiểm tra hoặc bài thu hoạch hoặc bài tiểu luận theo yêu cầu của cơ sở bồi dưỡng đạt dưới 05 (năm) điểm thì được làm lại bài kiểm tra hoặc viết lại bài thu hoạch hoặc viết lại tiểu luận 01 lần theo nội quy của cơ sở bồi dưỡng.
- Cơ sở bồi dưỡng quy định cụ thể đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng trong nội quy bồi dưỡng.
Tài liệu dùng trong chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục V Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn về biên soạn tài liệu bồi dưỡng như sau:
- Yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng:
+ Tài liệu bồi dưỡng đáp ứng với mục tiêu bồi dưỡng.
+ Nội dung tài liệu bồi dưỡng ngắn gọn, phù hợp với vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
+ Không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác;
+ Bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn;
+ Cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn.
+ Tài liệu bồi dưỡng có cấu trúc chặt chẽ, bảo đảm tính logic;
+ Ngôn ngữ mạch lạc, trong sáng, đảm bảo văn phong khoa học; hình thức trình bày đúng quy định.
+ Tài liệu bồi dưỡng được biên soạn theo kết cấu mở để các cơ sở bồi dưỡng và giảng viên hoặc báo cáo viên thường xuyên bổ sung, cập nhật và phát triển những nội dung mới trong các văn bản quy phạm pháp luật, tiến bộ khoa học và các quy định cụ thể của Bộ, ngành, địa phương cũng như kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng.
+ Tài liệu bồi dưỡng được biên soạn và phát hành theo nhiều dạng thức khác nhau để giúp học viên thuận lợi trong tiếp cận, học tập và tự bồi dưỡng như: giấy, điện tử, đa phương tiện và các dạng thức khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?