05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo được đưa vào Chương trình xây dựng luật 2024?
05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo được đưa vào Chương trình xây dựng luật 2024?
Ngày 07/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023.
Theo đó, Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để nâng cao chất lượng nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo tâm huyết với nghề, Chính phủ có nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.
Cụ thể có 05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo được đưa vào Chương trình xây dựng luật 2024 gồm:
(1) Định danh nhà giáo;
(2) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo;
(3) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo;
(4) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo;
(5) Quản lý nhà nước về nhà giáo.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
05 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo được đưa vào Chương trình xây dựng luật 2024? (Hình từ Internet)
Nhà giáo phải đảm bảo những yêu cầu gì về đạo đức nghề nghiệp?
Tại Điều 4 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT có quy định về đạo đức nghề nghiệp nhà giáo như sau:
- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Nhà giáo có được sử dụng điện thoại khi lên lớp không?
Tại Điều 6 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT có quy định về việc sử dụng điện thoại khi lên lớp của nhà giáo như sau:
Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Như vậy, sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi là một trong những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Do đó khi đã lên lớp thì không được sử dụng điện thoại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?