Người lao động được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc công ty không?

Cho hỏi: Người lao động được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc công ty không? Câu hỏi của chị Uyên (Vũng Tàu)

Người lao động được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc có được không?

Đầu tiên, tại Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định về việc công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

Dẫn chiếu đến Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động cụ thể như sau:

Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Như vậy, việc người lao động được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc công ty. Căn bản người lao động có quyền tự do lựa chọn ngành nghề của mình mà không vi phạm pháp luật thì đều được phép.

Do đó mà công ty sẽ không có quyền cản trở, gây khó khăn cho người lao động khi người lao động chuyển sang một công ty đối thủ để cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.

Người lao động được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc công ty không?

Người lao động được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc công ty không? (Hình từ Internet)

Người lao động được tiết lộ bí mật kinh doanh cho công ty đối thủ không?

Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:

Nội dung hợp đồng lao động
...
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động không được tiết lộ bí mật kinh doanh cho công ty đối thủ. Căn bản đó là những bí mật kinh doanh lợi nhuận của công ty, bí mật công nghệ và sẽ được thỏa thuận bằng văn bản trong hợp đồng lao động, khi nghỉ việc thì phải có nghĩa vụ giữ bí mật công ty trong một thời gian cụ thể.

Lưu ý: Khi người lao động đã ký kết hợp đồng lao động nhưng sau đó chuyển sang công ty đối thủ làm việc và tiết lộ bí mật công ty thì sẽ phải bồi thường theo quy trong hợp đồng.

Người lao động tiết lộ thông tin bí mật trong kinh doanh của công ty bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh ban hành việc xử phạt hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh như sau:

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, với việc người lao động tiết lộ thông tin bí mật trong kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đến 300.000.000 tùy vào mức độ nghiêm trọng vụ việc.

Ngoài ra, những tan vật dùng để canh tranh sẽ bị tịch thu .

Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa quy định tại điều này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào