Để được gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Để được gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí
1. Chậm nhất 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, trên cơ sở đề nghị của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, trong đó nêu rõ lý do; kế hoạch triển khai hoạt động dầu khí trong thời gian gia hạn; các cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu trong thời gian được gia hạn (nếu có);
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
...
Theo đó, hồ sơ gia hạn hợp đồng dầu khí gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, trong đó nêu rõ:
+ Lý do gia hạn;
+ Kế hoạch triển khai hoạt động dầu khí trong thời gian gia hạn;
+ Các cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu trong thời gian được gia hạn (nếu có);
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Để được gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí
1. Chậm nhất 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, trên cơ sở đề nghị của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.
Theo đó, thủ tục gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét đề nghị gia hạn hợp đồng dầu khí của nhà thầu và trình Bộ Công thương 02 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.
Bước 2: Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Các Bộ ngành có văn bản trả lời cho Bộ Công thương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công thương
Bước 4: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.
Quản lý rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định về quản lý rủi ro về an toàn như sau:
- Nhà thầu phải bảo đảm mọi rủi ro phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả công trình dầu khí, máy móc, thiết bị, hóa chất, vật liệu nguy hiểm. Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức thực hiện công tác ứng cứu khẩn cấp.
- Công tác quản lý rủi ro bao gồm:
+ Đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí làm cơ sở để triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro và chứng minh các rủi ro nằm trong mức chấp nhận được theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Báo cáo đánh giá rủi ro phải được cập nhật định kỳ 05 năm một lần hoặc khi có hoán cải, thay đổi lớn về công nghệ vận hành và tổ chức, nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn trong hoạt động dầu khí;
+ Nhà thầu phải xác định các vị trí, các điều kiện cụ thể có rủi ro cao cần phải quan tâm về mặt an toàn khi tiến hành hoạt động để có các biện pháp giảm thiểu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Có phải lấy ý kiến dân cư khi xây dựng nhiệm vụ quy hoạch đô thị không?
- Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn của cơ quan nào từ ngày 01/7/2025?