Các địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện được cho phép tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023?
- Các địa điểm nào tổ chức lễ hội, sự kiện được cho phép tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2023?
- Địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
- Thời gian tổ chức lễ hội, sự kiện được quy định như thế nào?
- Âm thanh, ánh sáng tại khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện được quy định như thế nào?
- Khán đài (nếu có lắp đặt khán đài) thì phải đảm bảo theo yêu cầu nào?
- Việc bố trí lực lượng bảo vệ trật tự, hướng dẫn của Ban Tổ chức như thế nào để đảm bảo an toàn?
Các địa điểm nào tổ chức lễ hội, sự kiện được cho phép tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2023?
Căn cứ Phụ lục địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện được cho phép tại trung tâm thành phố ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2023 của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quy định địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện như sau:
Đường đi bộ Nguyễn Huệ
Tổ chức thực hiện theo đúng Quyết định 31/2020/QĐ-UBND năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Quy chế phối hợp quản lý Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ.
Đường Lê Lợi (làn xe ô tô)
Tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị như:
- Các hoạt động lễ hội, sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch;
- Tổ chức không gian văn hóa với các loại hình nghệ thuật truyền thống, đương đại, nghệ thuật quốc tế;
- Tổ chức trưng bày, triển lãm kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng;
- Hình ảnh cuộc đời và sự nghiệp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiêu biểu.
Công viên Bạch Đằng
Tổ chức các hoạt động văn hóa như:
- Trưng bày, triển lãm các hoạt động văn hóa, thể thao;
- Triển lãm kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng;
- Hình ảnh cuộc đời và sự nghiệp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiêu biểu.
Đường Đồng Khởi (Phía trước Nhà hát Thành phố)
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị như: các hoạt động lễ hội, sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao;
- Tổ chức không gian văn hóa với các loại hình nghệ thuật truyền thống, đương đại, nghệ thuật quốc tế.
Đường Lê Duẩn
Tổ chức các hoạt động văn hóa như: các hoạt động lễ hội, sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao;
- Tổ chức giới thiệu, trưng bày, triển lãm các hoạt động văn hóa, thể thao Triển lãm kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng;
- Hình ảnh cuộc đời và sự nghiệp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiêu biểu
Các hoạt động diễn ra tại Công viên
Thực hiện theo Công văn 465/UBND-ĐT năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tổ chức các hoạt động tại các công viên, mảng xanh công cộng trên địa bàn Thành phố.
Những địa điểm khác sẽ do Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Các địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện được cho phép tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2023?(Hình từ Internet)
Địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quy định như sau:
Đối với các đơn vị tổ chức lễ hội, sự kiện
...
4. Đảm bảo yêu cầu về địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện, cụ thể như sau:
a) Phải đảm bảo khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện phải là khu vực rộng, thoáng, có nhiều lối thoát hiểm ra các tuyến đường xung quanh; đường nhánh phải thông thoáng và không có vật cản.
b) Hạn chế việc tổ chức gần sông, ao hồ, các công trình còn che chắn ảnh hưởng việc triển khai cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
c) Nền đất tổ chức phải đảm bảo không sụt, lún, cần có phương án cụ thể đảm bảo an toàn và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố.
c) Đối với không gian kín (sân vận động, nhà hát, nhà thi đấu...) cần có nhiều lối thoát hiểm; số lượng người tham gia tối đa 03 người/1m2 so với diện tích tại địa điểm tổ chức; thực hiện in ấn phát hành vé để kiểm soát số lượng người vào tham dự.
d) Đơn vị tổ chức cần có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, phân loại, thu gom chất thải theo đúng quy định, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; chi trả chi phí chăm sóc, bảo dưỡng và tái lập trong thời gian tổ chức lễ hội, sự kiện và có giải pháp tuyên truyền, nhắc nhở các cá nhân, tổ chức tham gia tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bố trí đầy đủ nhà vệ sinh và bãi giữ xe.
đ) Các địa điểm tổ chức Lễ hội, sự kiện (đính kèm phụ lục).
Đối với các địa điểm có giao thông trên địa bàn trung tâm Thành phố hạn chế việc sử dụng một phần lòng lề đường, hè phố để tổ chức các hoạt động thương mại, kinh doanh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
...
Đảm bảo yêu cầu về địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện, cụ thể như sau:
- Phải đảm bảo khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện phải là khu vực rộng, thoáng, có nhiều lối thoát hiểm ra các tuyến đường xung quanh;
- Đường nhánh phải thông thoáng và không có vật cản.
- Hạn chế việc tổ chức gần sông, ao hồ, các công trình còn che chắn ảnh hưởng việc triển khai cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
- Nền đất tổ chức phải đảm bảo không sụt, lún, cần có phương án cụ thể đảm bảo an toàn và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Đối với không gian kín (sân vận động, nhà hát, nhà thi đấu...) cần có nhiều lối thoát hiểm;
- Số lượng người tham gia tối đa 03 người/1m2 so với diện tích tại địa điểm tổ chức;
- Thực hiện in ấn phát hành vé để kiểm soát số lượng người vào tham dự.
- Đơn vị tổ chức cần có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, phân loại, thu gom chất thải theo đúng quy định, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần;
- Chi trả chi phí chăm sóc, bảo dưỡng và tái lập trong thời gian tổ chức lễ hội, sự kiện và có giải pháp tuyên truyền, nhắc nhở các cá nhân, tổ chức tham gia tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bố trí đầy đủ nhà vệ sinh và bãi giữ xe.
- Đối với các địa điểm có giao thông trên địa bàn trung tâm Thành phố hạn chế việc sử dụng một phần lòng lề đường, hè phố để tổ chức các hoạt động thương mại, kinh doanh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Thời gian tổ chức lễ hội, sự kiện được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
Đảm bảo yêu cầu về thời gian tổ chức lễ hội, sự kiện, cụ thể như sau:
- Đối với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị như các hoạt động lễ hội, sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao: tùy theo tính chất, quy mô sự kiện, lễ hội được Ủy ban nhân dân Thành phố cấp phép, đơn vị chủ trì có văn bản gửi các đơn vị liên quan chủ động phối hợp đảm bảo thời gian thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ: không quá 07 ngày.
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ẩm thực: không quá 03 ngày.
- Các trường hợp đặc biệt sẽ do Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Âm thanh, ánh sáng tại khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 6 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 2330/QĐ-UBND:
Đảm bảo quy định về âm thanh, ánh sáng tại khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện, cụ thể như sau:
- Có hệ thống loa phát thanh bên trong và ngoài khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện để hướng dẫn người tham gia chấp hành các quy định khi tham gia sự kiện và hướng dẫn người tham gia sự kiện thoát ra ngoài khi có tình huống xấu xảy ra.
- Có hệ thống chiếu sáng khẩn cấp bên trong và xung quanh khu vực tổ chức sự kiện (sử dụng nguồn cung cấp điện riêng) khi có tình huống xấu xảy ra (cúp điện đột xuất hoặc có sự cố trong đám đông). Có các bảng, đèn hướng dẫn các đường di chuyển vào, ra và thoát hiểm trong khu vực tổ chức.
Khán đài (nếu có lắp đặt khán đài) thì phải đảm bảo theo yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 6 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND:
Đảm bảo quy định về khán đài (nếu có lắp đặt khán đài), cụ thể như sau:
- Đối với chương trình có khán đài, sân khấu sàn khán khách thì đơn vị tổ chức phải đảm bảo về tải trọng và độ an toàn;
- Số lượng người tham gia trên khán đài không được vượt quá 80% tải trọng đã được kiểm định cấp phép của cơ quan nhà nước.
- Kiểm tra tải trọng của hệ thống khán đài, sân khấu (lắp ráp);
- Hệ thống treo âm thanh, hệ thống treo đèn chiếu sáng đảm bảo tuyệt đối an toàn khi đưa vào sử dụng.
- Độ cao, các bậc di chuyển, số lượng tầng và số lượng đường di chuyển lên, xuống, đường thoát hiểm phải được sự thẩm định và cấp phép của đơn vị quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Theo đó, ít nhất phải có 02 đường di chuyển lên, xuống và 02 đường thoát hiểm.
- Khoảng cách các hàng ghế cách nhau tối thiểu 0,8m.
- Các bậc di chuyển lên, xuống của khán đài đều phải thực hiện dán decan phản quang hoặc đèn tự phát sáng.
- Trên khán đài phải bố trí các bảng, đèn hướng dẫn các đường di chuyển vào, ra và thoát hiểm.
Việc bố trí lực lượng bảo vệ trật tự, hướng dẫn của Ban Tổ chức như thế nào để đảm bảo an toàn?
Căn cứ khoản 8 Điều 6 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
Đảm bảo quy định về bố trí lực lượng bảo vệ trật tự, hướng dẫn của Ban Tổ chức, cụ thể như sau:
- Bố trí lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp đảm bảo quán xuyến được toàn bộ khu vực tổ chức;
- Lực lượng này phải có giấy chứng nhận về công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, có kinh nghiệm sơ cứu người bị nạn...
- Trong đó, phải bố trí một người chịu trách nhiệm chính để phối hợp với lực lượng chức năng tại địa điểm tổ chức.
- Lực lượng bảo vệ và hướng dẫn của Ban Tổ chức phải được huấn luyện, có kinh nghiệm xử lý tình huống để tham gia tổ chức lễ hội, sự kiện.
- Lực lượng bảo vệ trật tự và hướng dẫn của Ban Tổ chức phải thường xuyên túc trực trước 02 giờ trước khi bắt đầu chương trình và sau khi chương trình kết thúc 02 giờ để đảm bảo trật tự và điều phối hướng dẫn người tham gia sự kiện theo nguyên tắc cứ 250 người tham dự sự kiện phải có 01 điều phối viên.
- Phải có lực lượng của Ban Tổ chức túc trực trước, trong và sau khi kết thúc chương trình đối với khu vực đường di chuyển vào, ra và đường thoát hiểm; xung quanh khu vực khán giả tham dự chương trình.
Ngoài ra tại khoản 9 Điều 6 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
Đảm bảo quy định về bố trí y tế, Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, cụ thể như sau:
- Bố trí nhân viên y tế cùng trang thiết bị, cơ sở thuốc, xe cấp cứu phù hợp với từng sự kiện.
- Phải có văn bản thông tin đến cơ sở cấp cứu nhà nước và tư nhân gần nhất khu vực tổ chức sự kiện về thông tin sự kiện, dự kiến số lượng người tham dự để kịp thời hỗ trợ khi có tình huống xảy ra.
- Đối với các chương trình với số lượng dưới 5.000 người tham dự yêu cầu 01 xe cứu thương và 01 xe cứu hỏa; trên 5.000 người tham dự yêu cầu 02 xe cứu thương và 02 xe cứu hỏa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?