Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?

Cho tôi hỏi, dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu? Câu hỏi từ chị Ân (Hải Phòng)

Dịch vụ phần mềm là gì?

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP định nghĩa về dịch vụ phần mềm:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
...

Như vậy, dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm

Ngoài ra tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

- Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

- Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

- Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

- Dịch vụ tích hợp hệ thống;

- Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

- Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

- Các dịch vụ phần mềm khác.

Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?(Hình từ Internet)

Hoạt động công nghiệp phần mềm được áp dụng mức ưu đãi như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định hoạt động công nghiệp phần mềm được áp dụng mức ưu đãi:

- Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế và ưu đãi trong việc sử dụng đất;

+ Các sản phẩm phần mềm được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.

- Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ngoài việc tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung còn tham gia nhiều loại hình hoạt động khác thì chỉ được hưởng các chính sách ưu đãi quy định đối với các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm;

Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?

Căn cứ khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/NĐ-CP quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
...

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng;

Trường hợp không tách riêng được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Như vậy, dịch vụ phần mềm không chịu thuế giá trị gia tăng.

Trong trường hợp nếu không tách riêng dịch vụ phần mềm được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm:

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định sau:

- Tham gia nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghệ thông tin;

- Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin;

- Số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin;

- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ do mình tạo ra và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm điều kiện và tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu - phát triển, sản xuất;

- Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 3, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo.

Ngoài các quy định trên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan và các quy định sau:

- Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.

- Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tính thuế giá trị gia tăng
Phan Vũ Hiền Mai
3,820 lượt xem
Tính thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tính thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần gửi mẫu đăng ký phương pháp tính thuế GTGT đến cơ quan thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệt kế hồng ngoại chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Đơn vị xuất gạo cho Dự trữ Quốc gia thì có phải kê khai tính thuế GTGT không?
Hỏi đáp pháp luật
Đơn vị có đồng thời được áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và khấu trừ không?
Hỏi đáp pháp luật
Tính thuế GTGT với trường hợp chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công
Hỏi đáp pháp luật
Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình có tính thuế GTGT không?
Hỏi đáp pháp luật
Những hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu sẽ không tính thuế GTGT
Hỏi đáp pháp luật
Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không tính thuế GTGT?
Hỏi đáp pháp luật
Các ngành, nghề nào tính thuế GTGT trên doanh thu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tính thuế giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào