Cách thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó online?
Khi nào cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các trường hợp đăng ký bao gồm:
a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
...
Theo đó, các trường hợp cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm là:
- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu;
- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký;
- Xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký.
Cách thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó online? (Hình từ Internet)
Cách thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó online?
Hiện nay, khi muốn thay đổi thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó online, người dân không cần phải trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để trình bày và yêu cầu thay đổi nữa.
Thay vào đó, người có yêu cầu có thể thực hiện thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm đã có trước đó theo hình thức online như sau:
- Bước 1: Truy cập vào hệ thống Đăng ký trực tuyến theo link https://dktructuyen.moj.gov.vn/ và đăng nhập vào tài khoản của mình
- Bước 2: Chọn "Tài khoản" => chọn "Đăng ký thay đổi"
- Bước 3: Nhập số đơn đã đăng ký ban đầu và mã số PIN.
Hệ thống kiểm tra mã số PIN khớp thì sẽ chuyển sang màn hình nội dung đăng ký thay đổi như sau:
- Bước 4: Trong màn hình nội dung đăng ký thay đổi, người có yêu cầu có thể chọn tiêu nội dung mình muốn thay đổi bên trái màn hình.
- Bước 5: Người yêu cầu nhập nội dung theo yêu cầu.
ví dụ:
Khi nào thì cần phải đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm như sau:
Trường hợp đăng ký thay đổi
1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Thay đổi bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm do được rút bớt, được bổ sung, được thay thế, được kế thừa do pháp nhân được tổ chức lại, được thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc được xác lập quyền theo quy định của luật, trừ trường hợp pháp luật về tổ chức, hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc chủ thể khác mà pháp luật khác có liên quan quy định về việc không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc họ, tên của bên bảo đảm, thay đổi tên hoặc họ, tên của bên nhận bảo đảm;
b) Bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
c) Bổ sung tài sản mới, tài sản được thay thế mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật và nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
d) Rút bớt tài sản bảo đảm;
đ) Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
e) Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký do lỗi của người yêu cầu đăng ký;
g) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm ban đầu không có nội dung về việc bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai;
h) Trường hợp khác theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký để thay đổi thông tin đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký.
...
Theo đó, các trường hợp cần phải đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm là:
- Thay đổi bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm do được rút bớt, được bổ sung, được thay thế, được kế thừa do pháp nhân được tổ chức lại, được thừa kế;
- Bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
- Bổ sung tài sản mới, tài sản được thay thế mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm và nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
- Rút bớt tài sản bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu;
- Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký do lỗi của người yêu cầu đăng ký;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm ban đầu không có nội dung về việc bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai;
- Trường hợp khác theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký để thay đổi thông tin đã được kê khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?