Tiền lương bằng ngoại tệ thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Cho hỏi: Tiền lương bằng ngoại tệ thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Câu hỏi chị Tuyết (Lai Châu)

Trả lương người lao động bằng ngoại tệ được không?

Căn cứ theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013 về nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, tại khoản 14 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản/tiền mặt cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoiaf làm việc cho tổ chức đó.

Mặc khác, tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định việc trả lương cụ thể như sau:

Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Như vậy, căn cứ các quy định trên, công ty được phép thoả thuận tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt (hình thức trả lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động).

Tiền lương bằng ngoại tệ thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Tiền lương bằng ngoại tệ thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiền lương bằng ngoại tệ thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo Điều 26 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì:

Quy định chuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì việc đóng bảo hiểm xã hội và ghi sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội là tiền lương bằng đồng Việt Nam được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, tiền lương bằng ngoại tệ thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội vẫn được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02/1 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01/7 cho 06 tháng cuối năm.

Nếu trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Ngoài ra, tiền lương tháng đóng BHXH ghi ở trong sổ BHXH cũng là tiền lương bằng Đồng Việt Nam được chuyển đổi theo tỷ giá nêu trên.

Quy đổi lương bằng ngoại tệ khi tính thuế TNCN thế nào?

Tại Điều 6 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định về quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam như sau:

Quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam
1.Thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.
2.Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Theo đó, thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Riêng đối với thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do bị tạm giam có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu giới thiệu việc làm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng nếu ngược đãi người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt giới tính khi bố trí nơi làm việc sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người học nghề, người tập nghề phải đủ bao nhiêu tuổi? Người sử dụng lao động tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc đi làm vào ngày thứ 7 hay không? Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
7,928 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào