Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật từ ngày 01/7/2023?

Cho tôi hỏi mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật từ ngày 01/7/2023 sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi của chú Lượng - Mỹ Tho

Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật từ ngày 01/7/2023?

Căn cứ theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
...
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
...

Theo đó, mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật được tính theo công thức như sau:

Mức hưởng = mức lương cơ sở x 30%

Mà, từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở sẽ là 1.800.000 đồng (trước đó là 1.490.000 đồng) theo Nghị quyết 69/2022/QH15 quy định về thực hiện chính sách tiền lương.

Như vậy, mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật từ ngày 01/7/2023 sẽ là 540.000 đồng/người/ngày (trước là 477.000 đồng/người/ngày).

Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật từ ngày 01/7/2023?

Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật từ ngày 01/7/2023? (Hình từ Internet)

Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp hơn không?

Căn cứ theo Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc như sau:

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

Theo đó, khi người lao động bị tai nạn nghề lao động, bệnh nghề nghiệp thì có thể được người sử dụng lao động hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sang công việc khác phù hợp hơn thuộc thẩm quyền của người sử dụng lao động theo quy định pháp luật.

Điều kiện để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp dành cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc như sau:

Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, để đươc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc thì người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

- Cần phải đào tạo nghề công việc mới cho người lao động để chuyển đổi;

- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trân trọng!

An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót nộp báo cáo hàng năm công tác kiểm định an toàn lao động 2024 là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo Nghị định 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố HCM đã cử cán bộ tham gia bao nhiêu cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra về điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác ATVSLĐ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tù cao nhất đối với Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở trong doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
An toàn vệ sinh viên là ai? An toàn vệ sinh viên có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ an toàn theo Nghị định 44? Đối tượng nào được cấp thẻ an toàn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội vi phạm quy định về an toàn lao động làm chết từ 3 người trở lên ở tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
NSDLĐ phối hợp với ai để tổ chức cho người lao động tham gia hoạt động xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn lao động
Chu Tường Vy
286 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào